THIỀN SƯ Bản Tịch (? 1140) (Trước tên là Pháp Mật)

Một phần của tài liệu Việt Nam sử lược (Trang 131 - 133)

Chùa Chúc thánh, làng Nghĩa trú, Bình lạc1. Người Tây kết, họ Nguyễn, hậu duệ của Nội cung phụng đô úy Nguyễn Kha triều Lê. Sớm có nhiều tài, gặp một vị Tăng lạ, lấy làm kỳ nói rằng: "Đứa bé này cốt tướng phi phàm nếu xuất gia, chắc thành hạt giống của Phật pháp".

Đến khi lớn, Sư trước đến thọ giáo với Thuần Chân chùa Hoa quang, rõ được yếu chỉ, rồi lại thọ giới Cụ túc. Chân thấy Sưđịnh lực tròn đầy, giới thể trong sạch, học một biết mười, xoa đầu nói rằng: "Chánh pháp phía Nam, đang đợi ông đến xiển dương". Từđó, Sư không còn vướng mắc việc hữu vô, gồm rõ đốn tiệm2. Đến đâu cũng gieo khắp mưa pháp, xa rải gió huyền, Tăng, Ni dốc theo, người tục ngưỡng mộ.

trở về, cho thưởng gì cũng không nhận, vua bèn ban hiệu là Thần tăng để khen ngợi".

Tiểu truyện này của Minh Không, tuy Lĩnh nam trích quái bảo là rút từ Minh Không biệt truyện, nhưng chắc chắn là xuất phát từ truyện Minh Không thần Dị trong Nam ông mộng lục, và nhất là bởi vì nó hoàn toàn giống với truyện kể trong đó. Việt sử tiêu án 1 tờ 108b7-109b9 cũng chép lại gần giống truyện trên và bảo là từ Ngoại truyện. Nó viết: "Thế truyền Đạo Hạnh khi sắp thi giải, đem thuốc có làm phù chú, giao cho đệ tử Nguyễn Chí Thành, tức Minh Không nói rằng: "Sau 20 năm quốc vương có bệnh thì đem mà trị". Thuyết này xuất phát từLĩnh nam trích quái. Lại xét Ngoại truyện thì cha Đạo Hạnh là Từ Vinh dùng pháp thuật nên bị sư Thái Điên giết. Đạo Hạnh nghĩ cách báo thù cha, đến tu đạo tại tịnh xá Hương tích. Trên đường gặp Khổng Minh Không, bèn kết làm bạn cùng đi đến chùa Vân mộng. Vị thầy dạy cho thần thông quyết. Sau 3 năm, hai người giã từ

trở về. Đạo Hạnh muốn thử thuật mình chơi, nấp vào một nơi hiểm, giả làm con cọp để dọa Minh Không. Minh Không biết, trách Hạnh dùng tà hạnh lại gồm có chú ngữ. Đạo Hạnh hổ thẹn và hối hận, đến tạ lỗi, vừa nói: "Nghiệp đời sau chưa trừ hết, xin phiền giải thoát cho". Đạo Hạnh về am, Minh Không về Giao thủy. Sau đó nghe Đạo Hạnh thi giải, MK cười, nói rằng: "ông Hoà thượng

ấy còn mê phú quý trần gian sao?". Đến lúc ấy, Thần Tôn bị bệnh kêu gầm, muốn biến thành cọp. Thuốc chữa không chịu. Trẻ

con hát rằng: "Muốn chữa Lý cửu trùng, phải được Khổng Minh Không". Thái hậu nghe được cho mời đến. Khi đã đến, bèn giảng chuyện nhân quảđời trước cho vua. Vua bèn giác ngộ. Bệnh liền bớt. Minh Không có nói kệ:

Kỳ lân đồ hậu mạc

Nguyệt vọng đáo trung thiên.

Người bấy giờ không hiểu. Sau vua ở ngôi và tuổi thọ, quả hiệp với lời kệ. Minh Không người Đàm xá, huyện Gia vin. Nay chùa Phổ lại và Giao thủy có đắp tượng thờ. Năm Đại Định thứ 2 (1141) Sư mất, thọ 76 tuổi".

Rồi Ngô Thời Sĩđưa ra lời bình luận sau: "Triều Lý tôn sùng đạo Phật, từ khi Vạn Hạnh nổi tiếng, người ta mộ theo và bắt chước. Tiếp đó có Dương Không Lộ, Nguyễn Giác Hải đều là người Hải thanh, thờ Sa môn Hà Trạch làm thầy. Lại có Thông Huyền chân nhân cũng có đạo pháp cao tương tự, nên Nhân Tôn có câu: "Giác Hải tâm như hải, Thông Huyền đạo hựu huyền". Nhưng gọi rồng xuống, làm hổ phục không phải là tài bình loạn cứu nguy. Đi chỗ trống, bay lên không, không phải là sách lược trị dân giữ nước. Chỉ cũng là loại La Thập, Đồ Trừng đó thôi, có giúp gì cho thếđạo ư? Thế mà các triều đại đã thần dị hóa giáo lý nó, để đến nỗi có việc tha thuế hộđể làm tựđinh, sự mê hoặc thật đã quá lắm".

TừĐạo Hạnh đại thánh sự tích thật lục trong Việt điện u linh tập tờ 51 và Đại nam nhất thống chí tỉnh Sơn tây, mục Sơn xuyên, cũng có chép chuyện Minh Không chữa bệnh cho TừĐạo Hạnh, nhưng không có chi tiết gì đặc sắc cho lắm trừ sự cộng tác với Giác Hải trong việc chữa bệnh đấy.

Về nơi Minh Không thường sinh sống, Bắc thành địa dư chí 4, nhân viết về các đền thiêng của trấn Sơn nam hạ, có ghi

đền của Thiền sưĐạo Pháp Minh Không nói: "Đền ở xã Cổđam huyện Ý yên. Thế truyền Ngài bình sinh thường ở xã Cổđam huyện Ý yên. Thế truyền Ngài bình sinh thường ở xã đó. Sau khi mất người trong thôn lập đền thờ". Còn về nơi mất của Không,

Đại nam nhất thống chí, tỉnh Hải dương, mục Từ miếu nói: "Đền thiền sư Minh Không ở xã Hán lý huyện Vĩnh lại. Sư họ Nguyễn, tự Chí Thành, người xã Đàm xá, huyện Gia viễn, nhỏ kết bạn với TừĐạo Hạnh đến chùa Vân mộng thọ giới, sau làm cao tăng đời Lý. Vua Thần Tôn mắc bệnh, Sư chữa liền lành, phong làm Quốc sư. Thế truyền, Sư mất ở núi Tam viên, xã Hán lý, di tích nay còn". Xã Hán lý này theo nó cũng là quê mẹ Minh Không, nên có dựng chùa Hưng long ởđó. Xem mục Tự quan.

Cuối cùng cũng cần nhắc lại là, bản in đời Nguyễn không có tiểu sử của Minh Không, ởđây không liệt Minh Không vào dòng thiền Pháp vân. Đương nhiên truyện của Không đã bị bản in đời ấy hay "Tiêu sơn tự cựu bản" góp vào trong truyện của Không lộ. Xem chú thích (6) truyện Không lộ. Nhưng có thể tờ có truyện Minh Không đã bị mất trong "Cựu bản Tiêu sơn tự". Xem thêm phần nghiên cứu.

1 Tức phần đất thuộc huyện Văn giang và Mỹ hảo,tỉnh Hưng yên ngày nay, bởi vì hai huyện đấy hiện đang có con kinh mang tên Nghĩa trụ chảy qua. Tên Bình lạc xuất hiện từ năm 621, khi Lý Uyên đặt ra Long châu gồm ba huyện Long biên, Vũ ninh và Bình lạc. Xem Tân đường thư 43 thượng tờ 9b13. Đến thời Lý, nó là tên một đạo, nhưĐại Việt sử lược 3 tờ 25b7-8 ghi lại.

Làng Nghĩa trú, chúng tôi cho là làng Nghĩa trang, tổng Sài trang, huyện Đường hào, trấn Hải dương của Bắc thành địa dư chí lục 2, tức huyện Mỹ hào, tỉnh Hưng yên ngày nay. Những tài liệu Lý, Trần đều có nói ngôi làng này. Đại Việt sử lược 3 tờ

29a4 gọi nó là một cái ấp, viết: "Năm Kiến Gia thứ 5 (1215) người Nghĩa trú là Chu Đình đem ấp mình phụ theo Nguyễn Nộn". Tam tổ thực tục tờ 26a4 nói Nghĩa trú còn cómột ngôi chùa tên Phổ quang.

2 Hữu vô và đốn tiệm là những phạm trù lớn của tư tưởng Phật giáo Trung quốc cũng như Vin đông. Hữu vô hay có không, nguyên là cặp phạm trù lớn của học thuyết Lão Trang, đấy là thuyết "Hữu vô tương sinh". Xem Đạo đức kinh tờ 1-2a: "Vô danh thiên địa chi thỉ, hữu danh vạn vật chi mẫu... Cố hữu vô tương sinh, nan dị tương thành, trường đoản tương giảo, cao hạ tương khuyễnh... " Cặp phạm trù hữu vô đó, tới khi Phật giáo truyền nhập Trung quốc, lại trở thành một trong những cặp phạm trù lớn của tư

Ngày 14 tháng 6, mùa hè năm Kỷ mùi Thiệu Minh thứ 31 (1139), Sư hợp môn đồ, dạy rằng: "Vô sự ! Vô sự !". Nói xong thì mất.

tưởng Phật giáo, bởi vì, nhưĐạo An (312-385) đã viết: "Người xứđây(tức Trung Quốc) giáo thuyết Lão Trang đang thịnh hành... nên nhân theo phong trào mà phát triển".

Còn đốn tiệm, hay mau chậm, là một cặp phạm trù lớn khác do kinh Lăng già giới thiệu vào Trung Quốc vào thế kỷ thứ 5, liên quan đến vấn đề người tu đạo có thể tức khắc giác ngộ sự thực toàn diện toàn phần hay chầm chậm giác ngộ từng bước từng phần.

Xem Phật thuyết nhập lăng già kinh tờ 596a23-29. Sự phân biệt đó sau này trở thành tiêu chuẩn duy nhất để phân biệt

để xác định thế giá của hai trường phái thiền lớn của Trung Quốc sau Hoằng Nhẫn, đấy là trường phái thiền của Huệ Năng, thường gọi là Nam đốn, và trường phái thiền của Thần Tú, thường gọi là Bắc tiệm.

1 Theo Đại Việt sử lược 3 tờ 3a2 mới có năm Kỷ mùi Thiệu Minh thứ 3. Theo Toàn thư B4 tờ 1a7 thì năm Kỷ mùi nhằm năm Thiệu Minh thứ 2. Cương mục chính biên 4 tờ 34b4 cũng chép nhưToàn thư.

[61A1]

T hế H T h Mư ời Bn ( 4 n gư ời , 3 n gư ời k h u yết lc )

Một phần của tài liệu Việt Nam sử lược (Trang 131 - 133)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)