THIỀN SƯ Biện tài

Một phần của tài liệu Việt Nam sử lược (Trang 56 - 57)

Chùa Vạn tuế1, kinh đô Thăng long. Người Quảng châu, đến nước ta vào thời vua Lý Thánh

[24b1] Tôn2, là người nối pháp của Quốc sư Thông Biện, vâng lịnh vua biên sửa "Chiếu đối lục"3.

vua, người ta lại bỏ chùa để làm chợ Báo thiên, dùng các núi đất làm chỗđể xử tử người tội. Năm Giáp dần (1794) lại cho đào lấy những gạch đá ở nền tháp để tu bổ thành lũy Thăng long. Khi phá nền tháp, thấy có tám pho tượng Kim cương chia đứng bốn cửa. Ngoài ra còn có những tượng người tiên, chim muông, cảđến những giường ghế, chén bát, các thứ lặt vặt không thể kể xiết, toàn bằng đá cả. Những hòn gạch hoa, hòn nào cũng thấy khắc những chữ "Lý gia đệ tam để Long Thụy Thái Bình tứ niên tạo".

Mẩu tin của Tang thương ngẫu lục liên quan đến việc nhà Lê cho đắp nền đất trên nền tháp Báo thiên chắc chắn là sai, bởi vì cảToàn thưB11 tờ 10a9-b2 và Cương mục chính biên 16 tờ 11b4 đều ghi việc trùng tu chùa Báo thiên vào năm 1434. Đây là một cuộc trùng tu lớn, như chính Toàn thưthừa nhận với cái mô tả "thợ mộc trọng đại" do nhà nước đảm nhận sáu năm sau ngày đất nước hoàn toàn giải phóng khỏi bọn xâm lược Minh. Không những thế, cảToàn thưB12 và Cương mục chính biên 18 tờ 5b4 đều nói năm 1448 Lê Nhân Tôn cùng mẹđến chùa Báo thiên để cầu mưa. Như vậy, rõ ràng không phải "Tiên triều

đã nhận nền cũ của chùa đểđắp các núi đất phủ lên trên". Tiên triều đấy có thể chỉđời Lê Trung Hưng chăng?.

Dẫu sao đi nữa, nền cũ chùa Báo thiên hiện nay nằm trên nền nhà thờ lớn Thiên chúa giáo Hà nội. Cũng cần thêm là, Đại Việt sử lược và Toàn thưB4 tờ 14b1 nói Chính Long Bảo Ứng năm thứ 10 (1162) thì phải là năm Nhâm thìn, chứ

không phải Ất hợi. Thật ra, trong khoảng Chính Long Bảo Ứng, tức từ năm 1163 đến 1172, không có năm nào là năm Ất hợi hết. Do thế, Ất hợi là một chép lầm của Nhâm thìn. Tự dạng những chữđó rất giống nhau.

1Đại Việt sử lược 2 tờ 3a6 và Toàn thưB2 tờ 5a2 viết: "Năm Thuận Thiên thứ hai (1011) dựng chùa Vạn tuế trong thành". Tây hồ

chí phần Chùa am, nói: "Chùa Vạn niên ở phía tây hồ Tây thuộc địa phận ấp Quán la, xưa tên Vạn tuế, sau đổi Vạn niên. Năm Giáp dần Thuận Thiên thứ 5 (1014) Hữu nhai tăng thống tâu xin lập giới đàn tại đó cho tăng chúng thọ giới. Vua chuẩn tấu. Thời

đó, những danh tăng như Lâm Huệ Sinh, Lý Thảo Đường kế tiếp trụ trì tại đây. Sau có nhà sư khác thường ở Quảng châu là Biện Tài đến, viết sửa Chiếu đối lục, còn lưu hành. Chùa nay còn".

2 Lý Thánh Tôn, cả bản đời Lê lẫn bản đời Nguyễn, đều viết Hiếu Thánh Tôn. Chúng tôi nghi chữ hiếu là một viết sai của chữ lý. Tự

dạng chúng khá giống nhau. Tài đến nước ta dưới thời Lý Thánh Tôn. Như vậy, Tài rất có thể là một trong những tù binh người Trung quốc do Lý Thánh Tôn bắt về Hà nội kiểu Thảo Đường trong chiến dịch đánh Chiêm thành năm 1069.

3Chiếu đối lục. Cứ một câu truyện Thần Nghi tờ 40a9 thì cũng gọi là Chiếu đối bản. Theo câu đấy, thì tác giả của Chiếu đối bản là Thông Biện, chứ không phải là Biện Tài. Phải chăng Chiếu đối lục và Chiếu đối bản là hai tác phẩm? Ta có thể nói rằng Chiếu đối bản là một tác phẩm hoàn toàn của Thông Biện, còn Chiếu đối lục là một tác phẩm do Biện Tài phụng sắc vua sửa lại Chiếu đối bản của Thông Biện mà thành. Dĩ nhiên, những thêm thắt sửa sai của Tài chắc chắn tương đối phải ít, bởi vì Tài là đệ tử nối dòng

Một phần của tài liệu Việt Nam sử lược (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)