Nay là xã Đường Lâm thuộc thị xã Sơn Tây, tỉnh Hà Tây.

Một phần của tài liệu Việt Nam sử lược (Trang 26 - 28)

Thứ sử Phong Châu Vương Thăng Triều làm phản, nhà Đường cho Hàn Ước lĩnh chức Đô hộ An Nam, đánh bình được. Sau Phủ Quân khởi loạn, Hàn Ước chạy về Quảng Châu.

Kinh lược sứ là Vũ Hồn sai tướng sĩ sửa thành, Quân làm loạn đốt lầu thành, cướp kho phủ. Vũ Hồn chạy về Quảng Châu. Giám quân là Đoàn Sĩ Tắc vỗ về dẹp yên được bọn khởi loạn, châu mới được yên.

Nhà Đường cho Vương Thức một người có tài lược làm Đô hộ. Khi đến phủ lỵ Thức cho trồng cây gai làm giậu chung quanh thành. Ngoài hào sâu trồng tre gai, bọn giặc cướp không thể xấn vào được. Thời bấy giờ có bọn người Mán ở Vân Nam vào cướp, đường đi còn cách châu nửa ngày, Vương Thức vẫn an nhàn, sai người thông ngôn dụ cho họ biết rõ điều lợi và hại, một đêm họp kéo nhau đi hết, lại sai người tạ lỗi nói rằng: "Chúng tôi đi bắt bọn dân Lèo làm phản đấy thôi, chứ không phải vào ăn cướp đâu".

Quan Kinh lược sứ trước là Lý Trác, hà khắc, có lần bắt ép mua một con trâu của người Mán chỉ giả một đấu muối thôi. Người Mán oán giận lắm, xui người Nam Chiếu vào cướp phá biên thùy (Vua Nam Chiếu là Phong Hựu sai tướng vây hãm phủ lỵ, gọi là bạch y một mệnh quân, lại đưa ra 30 người kêu là "chu nỗ khư thư" giữ núp) Phong Châu trước đó có quân đồn thú, gọi là quân Phòng thu, Trác bỏ đi hết, chỉ chuyên giao cho Thủ phiên lĩnh là Lý Do Độc một mình phòng giữ; khi quân Mán đến, Do Độc cô thế phải hàng. Tự đấy nước An Nam mới có cái lo về người Mán. Lại có bọn ác dân muốn làm loạn, nói là nghe tin Kinh lược sứ là Chu Nhai sai bộ hạ là Hoàng Đầu Quân đi đường biển đến tập kích ta. Ngay đêm hôm ấy vây thành đánh trống reo hò, Vương Thức đương ăn cơm, có người khuyên Thức nên lánh đi. Thức nói: "Ta mà bước đi thì thành vỡ ngay" bèn mặc áo giáp, lên trên thành trách móc, bọn làm loạn chạy hết.

Nước Chiêm Thành, Chân Lạp lại sai sứ đi lại như cũ, nhà Đường triệu Vương Thức về, đổi đi làm Quán sát sứ đất Triết Đông.

Nước Nam Chiếu vây hãm phủ thành, Đô hộ là Lý Hu bỏ châu chạy trốn, nhà Đường cho Vương Khoan thay làm Đô hộ, nước Nam Chiếu lại vào cướp. Thừa cơ đánh phủ thành, Khoan sai sứ cáo cấp với nhà Đường, nhà Đường ra 3 vạn quân châu Kinh, châu Tương, sai Thái Tập chống cự, thế quân thịnh quá, nước Nam Chiếu sợ không dám kéo quân ra, bấy giờ có chiếu sai Thái Kinh đ kinh chế Lĩnh Nam, Kinh lo Tập sẽ thành công, mới tâu về Đường rằng: "Nước An Nam không đáng lo, bọn vũ phu muốn lập công, tụ tập nhiều quân, hao tổn lương thực, xin rút quân phòng thú về". Thái Tập cố nói rằng: "Không nên, quân Nam Chiếu tất nhiên trở lại, xin lưu lại 5.000 quân, nếu không thế thì quân và lương thực đều thiếu, mười phần tất chết". Tờ tâu về tòa Trung thư, Tể tướng thời bấy giờ tin lời Thái Kinh, không xét đến; quả nhiên vua Nam Chiếu là Mông Thế Long lại kéo đến đánh rất gấp, quân tả hữu Thái Tập đều có sức đánh khi kiệt sức, nhảy xuống nước chết cả. Tướng Mán là Dương Tự Tấn vào chiếm giữ phủ thành, những Di, Lèo ở các khê động, không cứ xa gần, đều về hàng với Mán tướng. Trong trận đánh này, tướng và quan lại nhà Đường nhiều người ẩn núp tại khê động. Nhà Đường xuống chiếu dụ các quan sở tại chiêu dụ họ về và cứu giúp, chẩn tuất cho họ, lại thêm cho 2 vạn quân sai Trương Nhân đi kinh lược nước An Nam, mưu đồ lấy lại phủ thành. Trương Nhân lần chần không dám tiến quân. Lúc bấy giờ viện binh nhà Đường đóng ở Lĩnh Nam, chuyển vận lương thực không được kế tiếp. Trần Phàn Thạch xin đóng thuyền to chở được 1.000 hộc, chở gạo đi đường biển đến Quảng Châu, quân mới đủ lương ăn; nhưng các nhà cầm quyền mượn tiếng cố khoán, rồi cướp thuyền của dân buôn, bỏ hàng hóa của họ lên bờ, cho thuyền vào biển, có khi bị sóng gió, thì lại bắt ức người ta phải đền, dân rất khổ sở.

Nhà Đường cho là Trương Nhân nhu nhược không làm được việc, mới cho Cao Biền thay làm Đô hộ. Biền đóng quân ở cửa biển, chưa tiến. Giám quân là Lý Duy Cố ghét Biền, muốn khử Biền đi, giục phải tiến quân; Biền cho 5.000 quân sang sông, hẹn với Duy Cố đem quân cứu viện. Biền đi rồi, Duy Cố đóng quân ở cửa biển không chịu tiến. Biền đến Nam Định, người Man đương gặt lúa, Biền tập kích thu lấy cả số lúa đã gặt được để làm lương cho quân, rồi tiến thẳng đến Giao Châu, đánh nước Nam Chiếu, phá được luôn. Những báo tiệp đến cửa biển, Duy Cố đều giấu đi cả. Vài tháng mà vua Đường không được tin báo, cho Vương Yến Quyền sang thay Biền. Cũng tháng ấy Biền lại phá được nước Nam Chiếu, hơn vạn người đầu hàng. Tướng Mán thu quân còn lại, vào châu thành cố thủ, Biền vây thành càng gấp, quân Mán khốn quẫn quá. Biền hạ được thành lại nhận được tiệp báo của Vương Yến Quyền, là đã cùng

Duy Cố đem đại quân ra cửa biển. Biền lập tức giao việc quân cho Vi Trọng Tể, rồi cùng hơn 100 người bộ hạ đi về Tàu. Trước kia Biền cùng với Trọnh Tể sai tiểu hiệu là Vương Tuệ Tán và Tăng Cổn mang thư báo tiệp đưa về nhà Đường, bọn này đi đến cửa biển trông thấy cờ xí ở phía đông kéo đến, hỏi bọn du thuyền, chúng nói rằng: "Đó là Kinh lược sứ mới và Giám quân đi đến". Hai người bàn nhau rằng: Duy Cố tất nhiên đoạt cờ biểu để lưu chúng ta lại, bèn ẩn náu ở hòn đảo ngoài biển, đợi Duy Cố đi qua rồi, liền đi vội đến kinh đô. Vua Đường được tờ tấu mừng lắm, lập tức giao cho Biền chức Kiểm hiệu Thượng thư, lại sai sang đánh quân Mán. Khi Cao Biền tự cửa biển trở về, vì Yến Quyên thì mờ ám và lười biếng, động có việc gì thì bẩm mệnh với Duy Cố, mà Duy Cố là người tham bạo, chư tướng không chịu để Duy Cố sai khiến, bèn giải vây, người Mán trốn đi quá nữa. Cao Biền đến nơi lại đốc thúc đánh thành, quân lính trèo qua lũy mà vào, chém được tướng Mán tự là Thiên, lại phá cả bọn Thổ Mán theo làm hướng đạo cho quân Nam Chiếu, bình được hết 2 động giặc Mán. Trước kia tự Lý Trác tham tàn, đến nỗi người Mán làm loạn đến hơn mười năm, đến bây giờ Cao Biền lấy lại được phủ lỵ, lại đắp cao thêm thành Đại La.

Thành Đại La1 chu vi 1.982 trượng 5 thước, thân thành cao 3 trượng 6 thước, chân rộng 2 trượng 5 thước, 55 sở vọng lâu, 5 sở cửa cống, 3 ngòi nước, 34 vòm canh. Cao Biền lại đắp con đê vòng quanh 2.125 trượng 8 thước, cao 1 trượng 5 thước, rộng 2 trượng, và làm 40 vạn gian nhà. Thành xây gạch để cho vững chắc, san phẳng tất cả gò đống, cho nên làm tổn hại địa hình và tổn thương đến long mạch. Nay nền cũ của thành vẫn còn, xây toàn bằng đá xanh.

Cao Biền tự là Thiên Lý, người U Châu, cháu Cao Sùng Văn đời đời chuyên giữ cấm binh, chịu khó theo học, thích bàn luận việc kim cổ. Lúc ít tuổi thờ Chu Thúc Minh làm thày, trông thấy 2 chim điêu bay đều nhau, giương cung lên bắn, khấn rằng: "Nếu sau này ta được phú quí thì bắn trúng". Bắn một phát trúng luôn hai con, mọi người đều cho là kỳ, vì thế gọi là Lạc điêu Thị ngự (nghĩa là quan Thị Ngự bắn rơi chim điêu). Khi giặc làm phản, Biền lĩnh cấm binh đi đánh, lập được nhiều công, đến bây giờ làm đến chức Đô hộ.

Một phần của tài liệu Việt Nam sử lược (Trang 26 - 28)