An Bang Nay là tỉnh Quảng Bình.

Một phần của tài liệu Việt Nam sử lược (Trang 82 - 83)

được, vậy thì tham binh có làm gì được. Trương Hán Siêu làm bài phú sông Bạch Đằng có câu: "Binh khí chôn vùi trong đống cát, xương khô chất đống thành non cao; trận đại thắng ở sông này là do tự Đại Vương đã định liệu trước", nghiền ngẫm kỹ lời và ý câu văn, mô tảđược trận thua của Hán và Nguyên, rất là thiết thực.

Vua rước Thượng hoàng về phủ Long Hưng, dâng tù binh quân Nguyên lên Chiêu Lăng - Lúc trước người Nguyên đã khai quật Chiêu Lăng, không phạm vào Tử cung1; đến khi quân giặc thua, thì thấy chân ngựa đá ở lăng đều lấm bùn, cho nên khi yết lăng có câu thơ: "Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã, sơn hà thiên cổ điện kim âu"2, đó là cảm thấy thần linh của ông cha phù hộ ngầm cho mới được thế. Khi xe Vua đã về kinh đô, cung điện bị giặc đốt phá, vào ở tạm nhà thị vệ. Đại xá cho trong nước, phàm xứ nào bị binh lửa thì được tha thuế khóa hoàn toàn, ngoài ra tha có từng hạng một.

Lệ cũ: Tòa Hàn Lâm nghĩ soạn tờ chiếu, quan Hành khiển tuyên đọc chiếu. Nên dự thảo tờ chiếu thì đưa đến trước để tập đọc, để khi tuyên đọc hiểu cả âm và nghĩa, cho dân dễ hiểu. Bấy giờ quan Tả phụ Lê Tòng Giáo cùng quan Hàn lâm Đinh Củng Viên bất hòa với nhau, Củng Viên không đưa bản thảo trước, Tòng Giáo đòi không được; đến ngày lễ, Vua đã ra rồi, mới giao tờ chiếu, Tòng Giáo đọc không được thông, chỉ cúi đầu lặng yên, Vua bảo Củng Viên đứng đằng sau mách bảo, Tòng Giáo xấu hổ. Vua dụ rằng: "Củng Viên là văn sĩ, người là Trung quan sao lại bất hòa với nhau đến thế? Người làm quan Lưu thủ ở Thiên Trường có thổ sản như tôm biển, cam ngọt, tống tặng qua lại nhau, thì có hại gì". Từ đấy trở đi hai người lại thân mật với nhau lắm.

Sử thần bàn rằng: Vua tôi triều Trần thân nhau như một, người ở xa không hiềm là xa mà kiêng kỵ; người ở gần không dám cậy gần vua mà khen chê bậy; lại biết kinh lễ

sĩ phu, nên các bậc nho được vì có văn học mà tự trọng, mà có phong tục tốt của cổ

nhân. Có người nói: Vua bảo Tòng Giáo như thế, chả là mở lối cho người bày tôi giao thiệp tưđi chăng? Trả lời: việc làm thì hơi giống thế, nhưng thật không phải thế, kia như

Xuân Thu chê Tế Bá tư giao, kinh Thi có câu ca: Tặng cho quả dưa, trả lại quả mận, tư

giao ấy không giống việc này.

Vua sai Đỗ Thiên Nghiễn đi sang Nguyên (Thiên Nguyễn là em Khắc Chung, đã có công về việc đi sứ Nguyên, nay lại tiến cử em). Trong tờ biểu đem đi, đại lược nói: "Đại quân về rồi, mà thiên sứ chưa thấy đến, vậy xin sai bồi thần kính dâng lễ mọn, đến trước cửa vua trần tình, lễ thờ nước lớn tôi không dám thiếu. Ô Mã Nhi đã khởi hành về nước, người trong nước ai cũng biết, đã giúp cho hành trang và sai người hộ tống đi lối đường biển, sớm muộn sẽ về đến kinh đô".

Đưa Ô Mã Nhi trở về nước. Dùng kế của Hưng Đạo; kén người thạo nghề đi biển làm phu thuyền, đương đêm đục thủng thuyền cho chìm, Ô Mã Nhi chết đuối.

Trả tù binh Nguyên cho về như lũ Tích Lệ Cơ, Đường Ngột Phản, đồng thời khởi trình với Ô Mã Nhi, đều được đi thuận tiện cả; duy có Ô Mã Nhi là người gian hiệt quá, mà lại đa sát, khi quân Nguyên đến, y bảo người nước ta rằng: "Chúng mày đi lên trời hay xuống đất, ta cũng đuổi theo; chúng mày trốn lên núi, xuống biển ta cũng theo đi". Nên người nước ta giận y lắm, duy có một mình y bị chết đuối: mà trả lời với Nguyên rằng: Nước lớn thuyền chìm quan Tham chính người cao lớn, khó vớt lên lắm. Nguyên cũng biết là nói dối, không hỏi vặn làm gì.

Chữ tín là quí báu nhất của nước; đã bảo cho về, lại còn dùng kế giết đi, quỉ quyệt như thế, thủ tín với lân bang sao được. Đến sau này vua Lê Thái Tổ cũng trả người Minh về nước, có người nói đến sự đục thuyền cho đắm. Vua không dùng: người Minh cũng không nghi gì. Như thế mới thật là Vương giả có đại tín.

Khi Thoát Hoan trở về, Vua sai Nguyễn Đức Vinh, Đoàn Khải Khung mang lễ vật theo đi; Vua Nguyên giận lắm, muốn cho quân sang lần nữa, nên giữ cả sứ thần ở lại không cho về; đến khi đưa lũ Tích Lê Cơ về đến nơi, mới cho sứ thần ta về nước, và lại sai Lưu Đình Trực sang tuyên dụ, giục Vua

Một phần của tài liệu Việt Nam sử lược (Trang 82 - 83)