ĐạI HÀNH HOÀNG ĐẾ

Một phần của tài liệu Việt Nam sử lược (Trang 36 - 38)

Vua Lê, tên Hoàng, người Châu Ái, làm vua 24 năm, hưởng thọ 65 tuổi.

Vua thừa lúc trong cung vua có hoạn nạn mà chiếm lấy nước, đánh lui được quân giặc bên ngoài để yên dân, nhưng vì tam cương bất chính, đến nỗi mất nước, đó không phải là sự không may. Thân phụ

Vua là Mịch, mẹ là họ Đặng, bà mẹ nằm mộng thấy hoa sen nở trong bụng rồi kết thành quả, mình không ăn lại chia cho người khác. Ngày rằm tháng bảy, niên hiệu Thiên Phúc thứ 6 nhà Tấn, sinh ra Vua, bà nói rằng: "Thằng bé này khi lớn lên tất đại quý, nhưng chúng ta không được hưởng lộc". Được vài năm, cha mẹ theo nhau chết cả, quan Quan Sát họ Lê, vì là cùng họ nên nuôi làm con. Mùa đông rét, Vua đắp áo cối mà nằm, đương đêm hào quang sáng rực khắp nhà, có con rồng vàng nằm ấp lên trên, đến khi Vua thờ nhà Đinh, thăng lên đến chức Thập Đạo Tướng quân, rồi thay nhà Đinh làm Vua đóng đô ở Hoa Lư.

Năm Thiên Phúc thứ 2, nhà Tống chia từng đạo quân sang xâm lăng nước ta. Hầu Nhân Bảo, Tôn Toàn Hưng kéo đến Lạng Sơn, Trần Khâm Tộ kéo quân đến Tây Kết, Lưu Trừng kéo quân đến sông Bạch Đằng, Vua tự làm tướng ra chống đánh, sai sĩ tốt cắm gỗ ngăn cửa sông rồi sai người trá hàng, bắt được Nhân Bảo, thừa thắng đuổi đánh, lại bắt sống đại tướng là Quách Quân biện, Triệu Phụng Huân đưa về Hoa Lư. Bởi thế mà trong nước bình định, nhà Tống bèn rút quân về, giết Tôn Toàn Hưng. Vua sai sứ sanh nhà Tống cống các đồ thổ sản và dâng biểu tạ lỗi.

Vua lập bà Dương Thị, là Hoàng hậu ma 2Đinh trước, làm Đại Thắng Minh Hoàng hậu (bà Dương Thị trước lấy Đinh Tiên Hoàng sinh ra Vệ Vương) cùng với Phụng Kiền, Thuận Thánh, và họ Trịnh, họ Phạm là năm bà Hậu.

Vua thân đi đánh nước Chiêm Thành. Trước có sai sứ sang nước Chiêm (sứ là Từ Mục và Ngô Tử Bữu) bị nước Chiêm bắt giư, Vua giận mới đánh nước Chiêm, chúa Chiêm bỏ thành chạy, Vua bắt được 100 người kỹ nữ ở trong cung và một thầy tăng người Thiên Trúc, lại thu được vàng bạc và đồ quí trọng kể hàng vạn. Vua san phẳng thành, phá hủy miếu thờ, vừa 1 tháng thì kéo quân về. Vua đi đánh nước Chiêm, qua núi Đồng Cổ (ở xã Đan Nê, huyện An Định, Châu Ái) đến sông Bà Hòa (ở làng Đồng Hòa, huyện Sóc Sơn) đường núi hiểm trở khó đi, bèn sai đào hải cảng mới, đào xong, công và tư đều cho là tiện lợi.

Vua cất nhiều cung thất ở núi Đại Vân (tên điện là Phong Lựu, Cư Lạc, Tràng Xuân, Tử Hoa) cột nhà thếp vàng, lợp ngói bạc để làm nơi coi chầu. Tháng 7 là sinh nhật của Vua, Vua cho thả thuyền ở giữa sông, lấy tre kết làm núi giả ở trên thuyền, gọi là Nam Sơn, đặt ra trò vui đua thuyền (Triều nhà Lý cũng lấy ngày sinh nhật làm nên núi giả, là theo ở đây).

Vua sai sứ sang nhà Tống báo cáo việc đánh được nước Chiêm Thành, nhà Tống sai Lý Nhược Chuyết, Lý Giác sang nước ta phong vương cho vua, tờ chỉ đại lược nói rằng: "Lê Hoàn ăn ở được lòng người trong nước, lại càng giữ lễ phiên thần, không ngại xa xôi sai sứ sang tỏ lòng thành, và xin nhận giữ việc quân, xưa có Sĩ Nhiếp hóa phong tục nước Việt, Úy Đà kính theo mệnh nhà Hán, nên cho danh xưng là Nguyên Duệ, cùng hàng với chư hầu. Vậy cần phải vỗ về bọn Di Lạc, cho chúng được biết đức tốn của nhà Vua". Vua Lê Hoàn nhận sách phong rất cung kính, đãi sứ rất hậu (trả lại tướng đã bị bắt làm tù binh là Quách Triệu để đáp lễ) và bảo Nhược Chuyết rằng: "Bản triều nhà Tống đất rộng muôn dặm, có đến 400 quận có chỗ bằng, cũng có chỗ hiểm trở, địa phương này lấy gì làm xa?".

Nhà Tống sai Lý Giác sang nước ta, đến chùa Sách Giang, vua Lê sai người thầy chùa tên là Thuận Giả làm quan Giang lệnh đi đón. Giác giỏi văn chương, thấy hai con ngỗng bơi trên mặt nước, Giác miệng đọc ngay rằng: "Nga nga song song nga nga, ngưỡng diện hướng thiên nhai" (hai con ngỗng ngước lên trông chỗ trời xa). Thuận cầm mái chèo đọc nối ngay câu rằng: "Bạch mao phô lục thủy, hồng trạo bãi thanh ba" (lông trắng trên nước biếc, chân đỏ bơi trên làn sóng xanh). Lý Giác làm lạ, tới sứ quán đưa bài thơ rằng: "Hạnh ngộ minh thi tán uẩn du, nhất thân lưỡng độ khứ Giao Châu, Đông Đô tái biệt tâm vưu luyến, Nam Việt thiên trùng vọng vị hưu. Mã đạp yên vân xuyên lãng mạch, xa từ thanh chướng phiếm trường lưu. Thiên ngoại hữu thiên ưng viễn chiến, khê đàm ba tĩnh kiếm thiềm thu". (May gặp Minh thì giúp trước sâu, một mình hai độ đến Giao Châu, Đông Đô từ biệt lòng vàng mến, Nam Việt xa xôi ngóng chưa thôi, ngựa đạp mây mờ xuyên đá gợn, xe từ non biếc phóng thuyền theo, ngoài trời còn trời nên xét thấu, khe đầm sóng lặng thấy trăng thu). Thuận đưa bài thơ ấy, Khuông Việt nói rằng: "Bài thơ này tôn vua nước Nam cũng như vua Trung Quốc", vua Lê Hoàn khen ý bài thơ ấy, xuống chiếu cho Khuông Việt làm khúc hát tiễn Lý Giác rằng: "Tường phong hảo, cẩm phàm trương, rao vọng thần tiên phục đế hương. Vạn trùng sơn thủy thiệp xương lãng. Cửu thiên quy lộ trường, tình thảm thiết, đối ly trường, phan luyến sứ tinh lang. Nguyện tương thâm ý vị biên phương, phân minh tấn ngã hoàng".

(Gió lành tốt, buồm gấm giương, xa ngó thần tiên về đế hương, muôn trùng non nước vượt sóng xanh, đường về muôn dặm xa, chén ly biệt, tình vấn vương, quyến luyến sứ tinh lang. Muốn vì biên cảnh dãi tâm tràng tâu rõ với Ngô hoàng).

Xét sử, một đời vua Đại Hành, không thấy có nhắc gì đến học hiệu và khoa cử. Những thư từ đi lại đời bấy giờ, như là thư xin tập vị, lời nói uyển chuyển và đắc thể, đến bài nối vần bài thơ Thiên nhai, ca khúc tiễn sứ thần tình ý lanh lẹ, đầy đủ tình tứ, văn nhân cũng không thể hơn được, không biết học hành tự đâu? Người anh hùng hơn đời thì đời nào cũng không thiếu, cho nên tuy không thấy có dạy dỗ, hay có những vị nho thần khởi thảo và nhuận sắc, nhưng mà như Hồng Du học uyên bác, làm đến chức Thái sứ, Chân Lưu là cao tăng mà sung việc ứng đối với sứ Tầu, cũng làm nổi trách nhiệm thù phụng.

Vua ra cày ruộng tịch điền ở núi Đội Sơn1, bắt được một chum vàng, lại bắt được một chum bạc ở Bàn Hải, vì thế đặt tên ruộng ấy là ruộng kim ngân.

Thái sư là Hồng Du mất. Dù là người Tầu, thông hiểu kinh và sử, thường theo Vua đi đánh giặc, làm quân sư bàn mưu kế, xử đoán việc nước, vua tin dùng như người tâm phúc.

Vua phong cho các con là: Thâu, Ngân,Tích, Việt, Đĩnh, Đinh, Cân, Tung, Tương, Kính, Mang, Đề, 12 người làm tước Vương, chia đi ở các châu thành. Sau này nhà Lý, Trần phong Vương cho các Hoàng tử, ai có công đức lại gia cho tước lớn, là bắt chước nhà Tiền Lê.

Dương Tiến Lộc thu thuế hai châu Hoan và Ái, lại đốc xuất người trong châu theo nước Chiêm Thành, mưu làm phản, Vua bắt được đem chém, người trong châu bị giết nhiều không xiết kể. Một mình tên Tiến Lộc làm phản thôi, còn người trong châu thì có tội gì, xem thế đủ biết đức trạch của Tiền Lê dài hay ngắn thế nào rồi.

Nhà Tống sai sứ thần sách phong Vua làm Giao Chỉ Quận Vương.

Chế độ nhà Tống: Đối với các nước, lúc mới chỉ cho chức Đô đốc và Thứ sử cho đến chức Thái sư, dần dần vài bốn lần mới phong cho là Vương thật. Thời bấy giờ nhà Tống sai quan Tả chính Ngôn là Tống Cảo mang chế sách sang gia phong cho Vua, Vua cho quân thuyền ra đón rước từ cửa biển Thái Bình đi vào. Bấy giờ sứ thần đến có ý khinh nhờn, Vua cũng coi thường họ. Đến khi Cảo sang mang thư đi lên trên điện mà không lạy, nói thác là vừa đánh nhau với quân Mán, ngã ngựa đau chân, Vua lại nói: "Vì đường xá xa xôi, sau này có tin tức gì về việc nước, nên ở chỗ giáp giới giao cho nhau, không phiền đến sứ thần". Cảo về tâu vua Tống, vua Tống cũng cho.

Mùa xuân, Vua ngự điện Càn Nguyên xem thả hoa đăng, lại đi xem đánh cá ở sông Đại Hoàng. Bấy giờ vua Đại Hành tuổi quá tri mệnh (50 tuổi) năm trước lợp cung bằng ngói bạc, đi chơi Trúc Sơn bằng thuyền mui; có thể dẹp lòng ham muốn đó được rồi, thế mà vẫn không tự xét, còn có tính trẻ con như thế, dậy con cháu thế nào được. Chép như trên đây đều là lời chê cả.

Vua cậy nước Nam có núi bể hiểm trở nên dung túng cho dân ở biên giới vào ăn cướp đất Tống, lại đem 100 chiến thuyền xâm phạm vào trấn Như Hồng, quan Chuyển vận Sứ tỉnh Quảng Tây là Trương Quán tâu việc ấy lên triều đình Tống. Vua Tống sợ việc Toàn Hưng bại trận lần trước, bản ý muốn được yên, không muốn dùng đến binh lực. Quán lại nói dối rằng vua Lê Hoàn bị nhà Đinh đánh bại đuổi đi rồi, chỉ có một ít quân ở ngoài hải đảo, nay số quân ấy đã mòn mỏi. Vua Tống sai Trần Sĩ Long làm Thái phong sứ, để thăm dò hư thực, Sĩ Long về triều, vua Tống mới biết Quán nói không thật, bắt tội Quán, cho Trần Nghiêu Tẩu làm Quảng tây sứ. Trước kia người nước ta có Văn Dũng làm loạn, chạy trốn sang trấn Như Tích, châu Khâm, đất nhà Tống. Vua Lê Hoàn sai Hoàng Thành Nhã đuổi bắt, tướng ở trấn ấy là Hoàn Lệnh Đức giấu Văn Dũng đi không trả, Nghiêu Tẩu đến nơi tra được thực trạng, mang hết 100 người trai gái đã giấu đi ấy trả cho Thành Nhã. Vua Lê Hoàn cảm ơn ấy sai sứ sang nhà Tống tạ ơn. Vua Tống lại sai Nhược Chuyết mang cho vua Lê cái đai bằng ngọc, vua Lê Hoàn ra đến địa giới nghinh tiếp, bảo Nhược Chuyết rằng: "Việc cướp trấn Như Hồng là bọn cướp bể làm bậy, Hoàng đế có biết không phải quân Giao Châu không? Nếu Giao Châu trái mệnh Hoàng đế, thì đánh vào Phiên Ngung rồi đánh đến

Một phần của tài liệu Việt Nam sử lược (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)