Vua Dụ Tôn có làm thơ khen vua Thái Tôn:
"Đường, Việt khai cơ lưỡng Thái Tông,1
Đường xưng Trinh Quán ngã Nguyên Phong. Kiến Thành tru tử An Sinh tại,
Miếu hiệu tuy đồng đức bất đồng."
Bà Chiêu Thánh mất. Bà đã bị giáng là Công chúa, rồi gả cho Phụ Trần, khi ấy mất đã 61 tuổi. Hiện nay ở tỉnh Bắc Giang, có đầm Minh Châu, giữa đầm có phiến đá to, người ta truyền lại rằng: Bà Chiêu Thánh cắp hòn đá nhảy xuống đầm mà chết, trên bờ đầm có miếu Chiêu Hoàng. Đó là thổ dân nơi đó bênh vực hồi mộ cho bà Chiêu Hoàng mà đặt ra thuyết ấy.
Bà Chiêu Hoàng nhất sinh ra là người dâm, cuồng, lầy chồng không vừa lứa đôi, đâu còn trinh tiết như lời ngườ ta truyền lại.
Vua truyền ngôi cho Thái tử, Thái tử lên ngôi vua tự xưng là Hiếu Hoàng.
Vua Nguyên nghe tin vua Thái Tôn mất, có ý muốn lấy đất nước ta sai Sài Xuân đến lấy cớ rằng Vua ta không thỉnh mệnh vua Nguyên mà tự lập làm vua, trách bắt Vua ta phải vào chầu, Vua ta nói: "Vì sinh trưởng ở thâm cung không quen phong tục, thủy thổ chưa thể nào yết kiến vua Nguyên được". Xuân phải trở về; Vua sai Trịnh Đình Toản sang Nguyên dâng con voi đã dạy thuần, người Nguyên giữ sử thần ta ở lại không cho về.
NHÂN TÔN HOÀNG ĐẾ
Tên là Khâm, con trưởng vua Thánh Tôn, ở ngôi vua 14 năm, tốn vị 5 năm, xuất gia tu hành 8 năm, hưởng thọ 51 tuổi, sự nghiệp trong đời vua Nhân Tôn hơn cả các đời trước, cũng là vị vua hiền của nhà Trần.
Niên hiệu Thiệu Bảo thứ nhất, người Nguyên đánh nhà Tống, Thừa tướng nhà Tống là Lục Tú Phu cõng vua Tống nhảy xuống biển, những người theo xuống biển mà bị chết đuối đến hơn 10 vạn người. Năm ấy nhà Tống mất nước. (Năm trước có ngôi sao lớn sa về phía Nam, rơi vào biển, đến hơn 1.000 vì sao nhỏ cùng rơi theo, đó là điềm báo trước).
Ban mẫu quan xích (thước đo gỗ, thước đo lụa cùng một niên hiệu).
Em Đỗ Khắc Chung là Thiên Nghiễn tranh tụng với người ta, tình và lý đều kém hụt, người đó đón xe vua mà bày tỏ tố cáo, vua hỏi quan giữ việc hình ngục, thưa rằng: "Án đã thành rồi, nhưng hình quan thoái thác không chuẩn y"; Vua nói đó là sợ Khắc Chung đấy, sai Trần Hùng Thao xét lại, quả nhiên Lý Thiên Nghiễn gian. Hoạn quan áo xanh dự vào pháp luật bắt đầu từ Hùng Thao trước.
Sử thần bàn rằng: Thiên Nghiễn cậy thế, quan tòa ngâm việc, tiểu dân bị oan ức không kêu đâu được, sai quan khác xét lại, là phải lắm rồi, nhưng mà trong các quan khanh tướng khởi hữu không còn người đáng sai, mà cớ gì lại sai Hùng Thao là hoạn quan? Sau này quyền bính di chuyển mất dần, sự gian trong giới quan dần nảy nở, đã khơi ngòi rồi, không ngăn lại được nữa, thật đáng tiếc.
Trịnh Giác Mật ở Đà Giang làm phản, vua xuống chiếu cử Nhật Duật đến dụ Giác Mật đầu hàng. Giác Mật xin điều khoản rằng "tôi không dám trái mệnh vua, nếu ân chủ quá bộ đến nơi chúng tôi thì tức khắc tôi xin đầu hàng". Nhật Duật đem theo 5, 6 đứa nhỏ đi đến nơi, quân sĩ ngăn không muốn để ông đi, Nhật Duật nói: "Nếu chúng phản bội ta, thì triều đình còn có vị vương khác lại đến, không lo ngại gì". Khi đến nơi, người Mán cầm gươm giáo đứng chờ sẵn, Nhật Duật không nhìn đến, cứ đi thẳng vào, Mật mời ông ngồi lên trên, ông vốn thông hiểu tiếng Mán, cùng với Mật ăn bốc bằng tay, uống bằng mũi,
1Đường và Việt đều có vua Thái Tôn, Đường hiệu Trinh Quán, Việt hiệu Nguyên Phong, Đường Thái Tôn giết anh là Kiến Thành, vì làm phản, Việt cũng có anh là An Sinh làm phản mà không giết, là hơn Đường Thái Tôn. làm phản, Việt cũng có anh là An Sinh làm phản mà không giết, là hơn Đường Thái Tôn.
người Mán vui lắm, Mật đem cả gia quyến đến xin đầu hàng; không mất một mũi tên nào mà bình được Đà Giang. Nhật Duật đưa Mật đến cửa Khuyết, vua khen ngợi, liền tha cho Mật trở về.
Nhật Duật đi lần này cùng với việc Tử Nghi một ngựa đến Hồi Ngột, giống như nhau, vì rằng đã sẵn có danh vọng lớn và lòng tin thật, nên quân dịch bất giác phải hàng phục, trong khi ông tỏ phong độ và lời nói có khí phách, nhưng không phải là chính pháp của bậc danh tướng.
Cử Trần Di Ái (hàng chú Vua) đi sang Nguyên. Trước kia người Nguyên liền dụ Vua ta vào chầu. thượng hoàng dâng biểu xin đưa con hay em vào làm con tin, đến lúc ấy lấy cớ Di Ái là người tôn thất nên sai đi, vua Nguyên giận, liền lập Di Ái làm quốc vương sai Xuân đem quân hộ tống về nước, Xuân kiêu ngạo vô lễ, cưỡi ngựa đi thẳng vào, quân sĩ cản lại, Xuân dùng roi ngựa đánh bị thương ở đầu, đi đến điện Tập Hiền, Vua sai Quang Khải tiếp kiến khoản đãi, Xuân nằm không chịu ngồi dậy, Quốc Tuấn xin đến nơi xem nó làm trò gì, lúc ấy Quốc Tuấn đã cắt tóc mặc áo vải, làm ra dáng vị hòa thượng nước Tàu, Xuân đứng lên vái và mời ngồi, đối diện uống nước chè, tên hầu cưa Xuân cầm cái roi đứng sau Quốc Tuấn, tự đập đầu nó chảy máu, Quốc tuấn không đổi sắc mặt, đến khi trở ra về, Xuân tiễn ra tận cửa.
Bọn sứ thần nhà Nguyên kiên ngạo, khinh mạn, không chỉ một Sài xuân, như Từ Diễn, Hoàng Thường đều có ý khinh rẻ, thế mà trong khi giao tiếp, hàm xúc ý tứ, khi cương khi nhu càng nâng cao quốc thể, đó cũng là một thuật làm cho chúng phải sợ người Nam.
Cấm người làng Thiên Thuộc không được vào học.
Luyện tập quân thủy và quân bộ. Khi bấy giờ Nguyễn Chương đi sang sứ Nguyên trở về, nói rằng: "Sang năm là kỳ khởi binh của chúng". Vua thân hành đốc xuất Vương, Hầu điều động cả quân thủy và bộ tập chiến, cử Quốc Tuấn làm quan Tiết chế, kén quân hiệu người nào có tướng tài thì cho chia ra thống suất các bộ ngũ. Duyệt binh lớn ở bến Đông Bộ Đầu, chia quân đóng ở các xứ Bình Than, giữ các nơi hiểm yếu.
Nhà Nguyên sai Trấn Nam Vương là Thoát Hoan đi đánh nước Chiêm Thành cậy có đất nước hiểm trở, vững chắc, không chịu theo, phàm các sứ thần Nguyên đi qua các nước ấy đều bị bắt giữ. Chúa Nguyên giận cho quân đến đánh, Nguyên lại sai Hành Xảnh đất Kinh Hồ là Toa Đô đem quân hội chiến, lại sợ nước ta thông mưu với Chiêm Thành, đòi nước ta cung cấp lương để giúp cho quân, quan tỉnh Lạng Sơn là Lương Uất tâu Vua biết: "Toa Đô nói dối là mượn đường, thật ra là xâm lấn nước ta".
Có con cá sấu đến sông Lô, sai Nguyễn Thuyên làm bài văn ném xuống giữa sông, cá sấu tự nhiên bỏ đi. Vua cho việc này giống việc Hàn Dũ làm văn đuổi cá sấu, cho Thuyên đổi họ là Hàn Thuyên giỏi làm văn quốc ngữ, nhiều người bắt chước. Nay các thơ Nôm gọi là Hàn luật, là bắt đầu từ đây.
Cử Trần Khánh Dư làm Phó Đô Tướng quân. Trước kia Nguyên sang xâm nước ta, Khánh Dư thừa lúc bất ngờ tập kích, Thượng hoàng khen là người có trí và thao lược, phong làm Thiên tư nghĩa dũng (nguyên là Nhân Huệ Vương), sau vì tư thông với Thiên Thụy Công chúa, vì tội ấy mà bị mất tước, (Công chúa là người đã hứa gả cho con Quốc Tuấn là Hưng Võ Vương Nghiễn, vua sợ mất lòng Quốc Tuấn, sai đánh trượng chết đi, nhưng lại tiếc người có tài, ngầm bảo đừng đánh chết), lui về ở Chí Linh, vì trước có nghề bán than, khi ấy vua đi Bình Than, hội bách quan bàn định kế sách đánh Nguyên hay là giữ; hốt nhiên có thuyền lớn chở củi gỗ, nhân được nước thủy triều lui và gió to, đi qua Bình Than, chủ thuyền đội nón cỏ mặc áo lụa ngắn, Vua chỉ vào mà nói : "Người kia có phải Nhân Huệ Vương không?", sai quân lính chạy theo gọi lại, nói:Vua triệu ngươi. Khánh Dư nói: "Ông già buôn bán than, có việc gì mà triệu?". Vua nói: "Quả thật Nhân Huệ rồi, người thường tất không dám nói câu ấy". Khi đến trước mặt Vua, vẫn mặc áo lụa ngắn yết kiến. Vua nói: "Nam nhi lạc phách đến thế kia a?". Vua cởi áo ra cho, cùng bàn việc binh, nhiều điều hợp ý, nên cho làm chức ấy.
Hoài Văn Hầu Quốc Toản cũng ở trong đoàn hỗ giá, vì còn trẻ tuổi, không được dự nghị, lấy làm xấu hổ lắm, tay đương cầm quả cam bóp bẹp lúc nào không biết, lui về nhà, đốc xuất hơn nghìn gia thuộc, sắm sửa chiến thuyền và binh khí; kéo cờ to đề 6 chữ "Phá cường địch báo hoàng ân" 1, thân