Ngoại truyện lại nói: Mẹ Vua năm 20 tuổi nghèo hèn không có chồng, nương tựa người lão Sa môn ở chùa Ứng Thiên, làm việc thổi nấu, khi lửa tắt và bà đương ngủ lơ mơ, lão Sa môn ngẫu nhiên chạm phải, giật mình trở dậy rồi có thai mà sinh ra Vua". Thế thì thật không biết người nào là cha Vua Lý nữa.
Năm Thuận Thiên thứ nhất, Vua về chơi làng cổ Pháp, yết lăng Thái Hậu, theo thứ bậc mà thưởng tiền và lúa cho các bô lão.
Dã sử nói: "Mẹ Vua ở quanh quẩn trong rừng Cổ Pháp hốt nhiên chết, kiến, mối xông đất đẩy thành mả, cao bảy thước được chỗ đất tốt chung linh. Đến bây giờ Vua về yết lăng, trông thấy cây cối xanh tốt, loài chim bay liệng cảm động rớt nước mắt, sai đo quanh mộ mỗi bên vài mươi thước làm cấm địa, sau này các triều có phụ táng ở đó đều gọi là Thọ lăng".
Vua sai sứ sang Tống cầu phong, vua Tống nói:: "Họ Lê thay họ Đinh, họ Lý lại bắt chước mà thay họ Lê, chả khác gì nhau", nên mới nhận lễ xính (lễ hỏi thăm).
Vua lấy cớ ở Hoa Lư thành thì hẹp, đất thì thấp, muốn thiên đô về Đại La, tay viết chiếu rằng: "Xưa kia nhà Thương đến vua Bàn Canh đã năm lần thiên đô, nhà Chu đến vua Thành Vương đã ba lần thiên đô, không phải là theo ý riêng một mình, là nghĩ đến kế muôn năm về sau. Nhà Đinh và Lê không theo lối cũ của Thương, Chu, cứ để kinh đô ở mãi nơi này, trẫm rất đau lòng. Duy có thành Đại La ở giữa khu vực của trời đất, có cái thế long, hổ vững bền, địa thế rộng và bằng phẳng, đất thì cao mà sáng sủa, rõ là khu vực phồn thịnh. Đã xét khắp đất Việt, chỉ có nơi ấy là thắng địa, là nơi đô hội thật là kinh đô của muôn đời sau. Lũ các ngươi nên hiểu ý trẫm. Bách quan tâm đều tâu: "Bệ hạ nghĩ đến kế lâu dài cho thiên hạ, lập nên cơ nghiệp lớn và làm cho nhân dân được giầu thịnh, còn ai dám không theo". Vua bằng lòng lắm, liền sắp sửa di kinh đô, khi thuyền vua mới đến đậu ở dưới thành, thấy có con rồng vàng hiện ra, nhân thế đặt tên là Thăng Long, liền lâp nhiều cung điện, cộng 13 sở, xây thành lũy, sửa sang phủ khố; thăng cháu Cổ Pháp làm phủ Thiên Đức, Bắc Giang gọi là Thiên Đức Giang, thành Hoa Lư gọi là Phủ Thiên Tường, trong phủ. Thiên Đức lập ra tám ngôi chùa, đều có lập bia ghi chép công đức.
Sử thần bàn rằng: Vua Lý Thái Tổ sinh trưởng nhờ cửa Phật, Khánh Vân nuôi lớn, Vạn Hạnh dạy dỗ, thuyết nhân quảăn sâu ở trong lòng, cho nên khi mới kiến quốc,
đã sáng tạo nhiều chùa, cấp điện độ tăng chúng, muốn đưa cả thế giới vào nước Phật, bất luận hiền ngu muốn cho qui Phật, đến đời sau nhà Lý mới khởi lên ngôi chùa cao sát mây, lập nên cột chùa bằng đá cao vót, lấy sự thờ Phật làm việc thường phải có của một nước (lập hơn 300 ngôi chùa, đúc quả chuông nặng đến một vạn hai nghìn cân đồng). Khi khánh thành chùa thì mở hội, xá các tội nhân; một nhà sư tự thiêu, mà cũng tạơn Phật, bụt mọc ở chùa Pháp Vân, mà lập nên chùa tự dối mình và dối đến người khác, trên dưới nhưđiên như dại, khiến cho ảo thuật của sưĐại Điên dám hoành hành ở trong cung vua, tà thai của Nguyễn Bông đầu thai làm con thừa tự của nước; đến nỗi vua Huệ
Tôn bỏ nước cho con gái nhỏ mà xuất gia đầu Phật; Vì nhà sư mà hưng quốc, lại vì nhà sư mà mất nước, Phật cũng không đem chén nước công đức mà độ cho vua cho nước
được, phải chăng tại vì vua Thái Tổ, cho nên đến nỗi thế?.
Vua xá hết các thứ thuế cho thiên hạ trong ba năm. Những người Mán trước bị vua Ngoại Triều bắt làm tù binh, đều cấp cho áo mặc và lương ăn mà tha về.
Nhà Tống sai sứ sang phong Vương cho vua Lý.
Sử thần bàn rằng: Vua Thái Tôn mới lên ngôi vua, tức thì xuống chiếu tha thuế; năm thứ 7, 8 và 9 lại tha cho dân thuế ruộng, không biết lấy gì mà chi dùng cho đủ? Đại
để chính sự triều Lý chỉ cốt chăm nghề nông làm cho nước được giàu. Nguồn tài chính gồm các thứ thuế gỗ rừng, cá biển, buôn bán, thuế thổ sản, thuế đất, đồ cống hàng năm, trong 6 hạng thuế này thì chỉ thu 4 hạng, còn 2 hạng thì khoan thu, cũng vẫn làm cho nước có đủ dùng, thật có phong tục cũ của đời vua Văn Đế, Cảnh Đế nhà Hán.
1 Núi Tiên Sơn, nay thuộc huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
Vua đặt ra quân tả, hữu túc vệ, mỗi quân có 500 người.
Phong Thái tử Phật Mã làm Khai Thiên Vương, lập ra cung Long Đức ở ngoại thành cho Thái tử ở đó, ý muốn cho hiểu thấu các việc ở trần gian.
Sử thần bàn rằng: Muốn cho Thái tử biết việc ở dân gian, thì nên kén các quan sư phó hiền mà dạy, để biết sự khó nhọc của nhà nông, hà tất phải lập cung ngoài thành mà bắt ra ở đó; đến khi Vua mất, các thân vương Chinh Đông và Dực Thánh nổi tà dâm mà gây ra đại biến, nếu không có Phụng Hiểu trung thành, thì ngôi vua của nhà Lý nguy hiểm như treo bằng sợi tóc. Điều này là không biết coi trọng căn bản của nước và giữ thể thống.
NƯỚC CHÂN LạP ĐẾN CỐNG
Nước này ở về phía nam Chiêm Thành, đi thuyền mất 2 ngày mới đến nước ta. Tục nước ấy phía đông là trên, tay bên hữu là sạch. Đời Đường chia nước ấy ra làm 2, nửa về bắc nhiều núi, gọi là Lục Chân Lạp, nửa về phía nam, gần biển gọi là Thủy Chân Lạp, đất được 800 dặm, vua nước ấy ở thành Bà La, nay là Đồng Nai; Lục Chân Lạp đất rộng được 700 dặm, gọi là Hạ Khuất quốc tức nay là Cao Miên.
Vua thân hành đi đánh Diễn Châu, khi trở về đến Biện Loan, gặp mưa to gió lớn, Vua đốt hương khấn rằng: "Tôi là kẻ có đức, không dám cậy có quân mạnh, chỉ vì Diễn Châu không theo giáo hóa, không thể đánh được. Đến như trong lúc giao chiến, kẻ hay, kẻ dở đều chết cả, đến nỗi trời quở phạt dù có bị chết cũng chả dám oán trách gì, chỉ có quân lính xét ra tội cũng đáng tha, xin Thượng đế rộng lòng tha thứ". Nói xong, thì gió yên mưa tạnh.
Vua đổi 10 đạo trong nước làm 24 lộ, hai châu Hoan và Ái gọi là Trại. Vua định thể lệ các hạng thuế ở thiên hạ:
1. Đầm ao, điền thổ, 2. Đất giồng dâu, và cấy lúa, 3. Sản vật ở núi và ở cao nguyên, 4. Thuế quan ải và muối mắm, 5. Hương thơm của Mán Lào, 6. Cây gỗ ở rừng.
Bấy giờ trong tầu ngựa có con ngựa trắng, khi sắp đem cưỡi thì tất nó phải kêu lên trước, nên gọi tên nó là Bạch Long thần mã.
Châu Vị Long làm phản, qui phụ với Mán, nước Nam Chiếu dẫn tướng Mán là Dương Trường Trung vào cướp, qua đồng trụ đến Kim Hoa Bộ, bố trí quân dinh, gọi là trại Ngũ Hoa, Vua sai Dực Thánh Vương đi đánh, bắt được hơn một vạn quân và ngựa. Xuống chiếu sai Phùng Châu sang Tống báo tin thắng trận, và dâng vua Tống 100 ngựa Mán.
Hoan Châu dâng Vua con kỳ lân.
Lân và phượng là loài mà người không trông thấy, cho nên là điềm lành. Người ta đã không thường được trông thấy, thì con chim có vằn, loài thú có sừng mà bảo là phượng và lân, còn ai phân biệt được. Nhà Lý đã từng đem dâng vua Tống, bị Tư Mã Quang khước từ, biết đâu con lân đem dâng ấy, chả phải là con lân của Hoan Châu đem dâng đó chăng?
Vua đắp thành đất Thăng Long.
Vua lại lập 3 bà Hậu nữa. Trước đã lập 6 bà, nay lại lập 3 nữa, cộng là 9 bà.
Vua đi xem các núi sông, đến bến đò Cổ Sở, thấy nước sông sáng, trong suốt, cảm động cầm chén rượu rót xuống sông mà nói: "Nếu có vị nhân kiệt anh linh thì nhận tấm lòng thành của ta". Đến đêm có vị chư thần tự xưng là Lý Phục Man trước giúp vua Nam Đế, cho giữ 2 nơi Đỗ Động và Đường Lâm, quân Di và quân Lào không dám phạm vào đất ấy, đến khi chết, Thượng đế khen là trung, lại cho giữ chức cũ, và lại nói: "Thiên hạ gặp buổi loạn lạc, trung thần ẩn dấu họ tên, khi mặt trời, mặt trăng sáng tỏ ở giữa trời (lúc thịnh trị) thì ai cũng trông thấy". Vua thức dậy nói: "Đó là ý thần muốn hiện hình", liền sai người tô tượng mà thờ; đến thời gian Nguyên Phong nhà Trần, quân Nguyên vào cướp, đến địa giới thì ngựa què không đi lên được, người trong thôn ra cự chiến, giặc phải bỏ chạy. Niên hiệu Trùng Hưng, quân Nguyên lại vào cướp, đi đến đâu thì cướp của, đốt nhà, mà ở ấp vẫn như có người phòng thủ, quân giặc không phạm vào được, đúng như lời vị thần nhân đó.
Dân được mùa lớn, một cây lúa 30 bông trị giá 70 đồng tiền.
Vua mới phong các bà tiên tổ làm Hoàng hậu, lập nên lăng tẩm Thiên Đức và Thái Miếu.
Vua làm vua đã 10 năm mới lập Nguyên Miếu, còn kinh thành Thái Miếu thì không thấy chép đến việc thờ tổ tiên báo ơn xưa, thật thờ ơ và chậm trễ quá lắm.
Vua lấy ngày Vua sinh làm ngày tiết Thiên Thành, bãi trò chơi Trúc Sơn.
Trước kia lấy tre làm một trái núi Vạn Thọ Nam Sơn, làm đủ các hình trạng cầm thú kỳ quái, lại cho người bắt chước tiếng cầm thú kêu để làm vui; bấy giờ vì sợ làm phiền phí cho dân, nên bãi trò chơi này đi, chỉ còn đặt ra yến tiệc thôi. Trò chơi Trúc Sơn này khởi thủy từ vua Đại Hành, các đời sau cũng theo làm như thế, vua Thái Tổ biết là vô ích, mà phiền cho dân, nên bãi đi, là phải lắm; đến vua Thái Tôn sao còn giữ lại làm gì?
ĐÁNH NƯỚC Đại NGUYÊN LỊCH
Vì Đại Nguyên Lịch quấy nhiễu ở biên giới nên sai Dực Thánh Vương đánh phá được. Quân đi vào sâu trại Như Hồng trong đất Tống, đốt kho tàng rồi kéo về.
Trại Như Hồng của Tống ở giáp giới Triều Dương của ta, Đại Nguyên Lịch là đất man mọi sau này Nùng Trí Cao tự xưng là Đại Lịch Quốc, tức là chỗ ấy.
LẬP CHÙA CHÂN GIÁO
Vua Thái Tổ tụng kinh ở chùa này, là đạo tràng sáng sủa; vua Huệ Tôn xuất gia ở chùa này, lại là thế giới phiền não, nên chép lên đây là để răn bảo đời sau.
Vua định số quân ra từng giáp, mỗi giáp là 15 người, dùng một người làm quản giáo, rồi lại đổi gọi là Hỏa đầu, làm Chánh thủ, duy con nhà chèo hát thì gọi là quản giáp.
Bấy giờ có con hát là Đào Thị, có tiếng tốt và giỏi tài nghệ, từng được Vua thưởng; người ta mộ dang tiếng thị ấy, phàm con hát đều gọi là Đào nương, bắt đầu từ đây.
THÀY TĂNG VạN HạNH CHẾT
Vạn Hạnh vô bệnh mà chết, người đời bấy giờ bảo là ông hóa thân. Vạn Hạnh có bài thơ rằng:
"Thân nhưđiện ảnh hữu hoàn vô Vạn mộc xuân vinh thu hựu khô, Tùy vận thịnh suy hưu bổ úy, Thịnh suy như lộ thảo đầu phô"
(Nghĩa là đời người như cái bóng, khi thịnh khi suy, cũng như sương ở trên ngọn cỏ, có rồi lại tiêu tan ngay).
Vua thân đến viếng thăm, lập đàn siêu độ.
Sử thần bàn rằng: Vạn Hạnh có kiến thức cao siêu, thần toán, biết trước mọi việc, cũng là tay xuất sắc trong giới thiền; nhưng mà hay xách ẩn hành quái, chỉ tu luyện về thuật, không tu luyện đạo, tạo ra các câu sấm, lưu truyền làm mê hoặc cho đời, mở
mào ác nghiệp cho đời sau. Nhà Phật nói rằng: Hết thảy đều do tâm người tạo nên. Vạn Hạnh là thủ phạm đấy. Tiền sử chỉ chép là tử, đáng lắm.
Vua Thái Tổ mất ở điện Long An, Thái tử Phật Mã lên ngôi vua. Lúc trước Vua đau mệt lắm, Đông Chinh Vương, Dực Thánh Vương và Vũ Đức Vương nghe tin, đưa phủ binh vào phục sẵn ở Long Thành, đợi Thái tử đến thì tập kích; Thái tử biết tin nói rằng: "Ta không có điều gì phụ lòng anh em, mà 3 vị vương lại làm điều bất nghĩa, thế làm sao?". Lý Nhân Nghĩa nói: "Anh em phải hiệp mưu với nhau mà chống kẻ bạn nghịch, nếu không thế thì anh em trở nên cựu thù. Tôn xin ra quyết chiến một trận. Trước kia Chu Công và Đường Thái Tôn đều phải bỏ tình yêu riêng, chỉ nghĩ đến công nghĩa, người đời sau vẫn ca tụng việc muốn che giấu việc ấy". Thái tử nói: "Ta há lại không biết thế, nhưng lòng ta muốn che giấu việc xấu, để cho 3 vương phải biết mà lùi đi, cho toàn tình cốt nhục là hơn. Nếu không được thế, thì ta chỉ hầu ở bên linh cửu Tiên đế còn việc ngoài nhất thiết ủy thác cho nhà ngươi". Nhân Nghĩa
trả lời: "Chức phận của chúng tôi, đâu dám từ nan", liền cùng Phụng Hiểu rút gươm đi ra, nói rằng: "Việc hôm nay chỉ có thanh kiếm này thôi" rồi xông thẳng đến trước ngựa giết Vũ Đức Vương, quân của 3 vương phủ đều thua chạy, Đông Chinh và Dực Thánh chỉ còn một thân tháo lui. Phụng Hiểu vào báo tiệp, Thái tử úy lạo nói: "Ta xem sử cũ có Kính Đức cứu nạn cho vua, nay thấy ông lại trung và dũng hơn nhiều". Phụng Hiểu thưa: "Đó là Bệ hạ có đức cảm động đến trời, thần thánh lại phù hộ nữa, chứ chúng thần làm gì được". Sau hết 2 vương phải đến phục tội, Vua xuống chiếu tha tội, lại cho phục tước cũ.
Phụng Hiểu là người làng Băng Sơn, Ái Châu, khi nhỏ tuổi hùng dũng, bữa ăn đến vài đấu gạo, sức uống không có chừng. Khi 2 thôn Cổ Bi, Đàm Xá tranh địa giới, đem quân ra tranh nhau, Phụng Hiểu bảo bô lão Cổ Bi rằng: "Một mình ta có thể đánh nổi chúng", liền nhổ cây đánh ngay; Thôn Đàm Xá sợ lắm, phải trả ruộng cho Cổ Bi. Vua Thái Tổ nghe tiếng, triệu vào làm tướng. Đến bây giờ có công dẹp được nạn này, sau lại theo vua Thái Tôn đi đánh giặc miền Nam, khi khải hoàn xét định công, Phụng Hiểu nói: "Không muốn quan tước gì, chỉ xin được đứng trên núi Băng Sơn1 ném thanh đại đao rơi xuống chỗ nào thì được nhận đến chỗ ấy làm ruộng thế nghiệp" (giữ đời truyền cho con cháu). Vua y cho. Phụng Hiểu lên trên núi ném đại đao đi xa hơn 10 dặm, thanh đại đao rơi xuống đất làng Đa My, lập tức cho ông được nhận ruộng đến chỗ ấy, mà tha không phải nộp thuế, cho nên ở Ái Châu hễ thưởng công thì có tiếng là ném đao.
Lại xét: Trước khi Tam Vương chưa làm phản, một hôm vua nằm mộng thấy vị thần, tự xưng là thần núi Đồng Cổ, bảo Vua rằng Tam Vương sẽ gây ra biến loạn phải đánh bình chóng lên. Đến khi có việc ấy rồi, thì sắc phong vị thần ấy làm tước Vương, lập miếu thờ ở sau chùa Thánh Thọ, phía hữu La thành, là nơi làm lễ minh thệ, đặt đàn ở trong miếu, đọc lời thề ở tước vị thần rằng: "Làm con mà bất hiếu, làm tôi mà bất trung, thì thần giết hại đi". Quần thần từ cửa Đông đi vào, uống máu mà thề, là ngày 25 tháng ấy, sau này hàng năm làm lễ ấy, coi là lễ thường phải làm.
Vua thân đi đánh phủ trường an.
Xưa kia khai quốc vương là Bồ ở Trường An, cậy có núi sông hiểm trở, tụ tập nhiều kẻ vong mạng, vua Thái Tổ không biết, đến bây giờ đốc xuất quân trong phủ làm phản, Vua phải thân chinh, bọn chúng đầu hàng. Quân Vua đến dưới thành, ra lệnh kẻ nào cướp bóc của dân thì sẽ bị chém đầu, dân chúng dâng trâu bò và rượu chật đường, tuyên chiếu chỉ úy lạo dân, xuống chiếu đưa Khai Quốc Vương về kinh đô Thăng Long, tha tội cho được giữ tước cũ. Quần thần tâu: "Thái tử là căn bản của thiên hạ, xin chọn ngay người hiền đức để yên lòng mong đợi của thiên hạ". Vua gnhe lời, sách phong Hoàng tử