đuối mất nhiều, lấy lại được thuyền chiến. Thoát Hoan sai Bằng Phi kéo quân đánh Vạn Kiếp, hợp với quân Ô Mã Nhi thuận theo dòng sông xuống phía đông, đến thẳng kinh đô, qua sông Phú Lương, đóng quân ở bên thành, quan quân ta đến đánh, không được lợi. Vua phải rước Thượng hoàng đi về phía nam. Khi bấy giờ Quốc Tuấn làm Thống tướng, nhất thiết các việc ở biên giới đến ủy cho Phó tướng Vân Đồn là Trần Khánh Dư. Đến lúc này Ô Mã Nhi đưa thủy quân ra cửa biển Đại Bàng đón thuyền lương của Văn Hổ, nhưng không gặp, Khánh Dư đến đánh không lợi, Thương hoàng được tin, sai trung sứ khóa tay giải đến nơi Vua đóng quân, Khánh Dư nói: "Xin chịu nhận quân kỷ, nhưng xin rộng cho 3 ngày để lo đánh lại", Trung sứ theo lời xin; Khánh Dư đoán chừng thuyền quân của giặc đi qua rồi, thuyền lương tất phải theo sau, liền thu thập tàn tốt chờ ở đó, lát sau, quả nhiều thuyền lương của Văn Hổ kéo đến, đón đánh đại phá được, gạo phải chìm xuống biển, bắt được nhiều quân sĩ và khí giới, dâng thư báo tiệp, Thương hoàng tha tội trước không hỏi đến, và nói: "Quân giặc chỉ trông nhờ vào lương thực, nay bị ta bắt mất, không thể nào ở lâu được". Mới thả bọn quân đã bắt được trở về trại quân Nguyên để cho chúng biết. Quân Nguyên thiếu lương ăn, không còn chí chiến đấu nữa, cho nên năm nay bách tính không bị thảm khốc quá như năm trước, thật là công Khánh Dư.
Lúc trước Khánh Dư ở Vân Đồn, tục nơi ấy chỉ có nghề buôn bán để sinh nhai, ăn mặc đều nhờ vào bọn dân Tàu, nên cái gì cũng theo phong tục Tàu. Khánh Dư hạ lệnh nói: "Quân trấn giữ Vân Đồn, là để ngăn phòng giặc Hồ, không nên đội nói của Tàu, sợ khi vội vàng khó phân biệt, nên đội nón Ma Lôị1 để cho phân biệt". Khánh Dư đã mua thứ nói ấy chở đầy thuyền đem về, người trại Vân Đồn tranh nhau đến mua nón, giá bán cao lắm, 1 cái nón trị giá 1 tấm vải, được lợi kể hàng nghìn tấm vải; người Tàu làm thơ mừng ông có câu: "Gà chó Vân Đồn đều phải sợ", nói thác là người ta sợ oai danh của ông, nhưng thật là chê bai ngầm đó. Sự tham bỉ của ông đại loại như thế.
Khi Khánh Dư ở trấn Vân Đồn, có người cáo giác là tham bỉ, quan Hành khiển đưa sự trạng tâu Vua, Khánh Dư nói: "Tướng là chim ưng, quân là con vịt, đưa con vịt để nuôi chim ưng, có gì là lạ".
Việc đánh lui được giặc trong đời Trùng Hưng, ai cũng khen nhiều về trận thắng ở sông Bạch Đằng của Hưng Đạo, nhưng không bằng trận thắng ở Vân Đồn của Khánh Dư, là trương bản của các trận thắng khác đó.
Thoát Hoan vào chiếm thành Thăng Long, thật ra lấy chỗ Vạn Kiếp làm đại đồn, mà Phả Lại làm nơi tựa, ngày đêm mong đợi thuyền lương của Văn Hổ vận theo đường biển đến. Đến lúc này quân tuyệt lương đói, liền dẫn quân về Vạn Kiếp, sai A Bát Xích đi cướp lương thực của làng xóm lân cận, được hơn 4 vạn gạo, mưu toan chia cho các đồn, để làm kế cố thủ; tướng sĩ cấp dưới nhốn nháo kêu rằng: "Không còn kho tàng nào có thể làm lương được, không gì bằng kéo quân về là hơn". Thoát Hoan nghe lời ấy, liền quyết ý kéo quân về, sai Ô Mã Nhi đưa chiến thuyền đi đường thủy kéo về trước. Trước kia, Quốc Tuấn lấy cớ An Bang2 là con đường mà quân Nguên về Bắc tất phải đi qua, sai cắm gỗ sẵn ở lòng sông Bạch Đằng che cỏ lên trên, đề chờ quân giặc. Đến khi quân giặc của Ô Mã Nhi kéo về, Quốc Tuấn thừa lúc thủy triều lên, ra khiêu chiến, giả thua chạy, quân giặc đuổi theo, mực nước xuống thấp, thuyền mắc vào cây, Nguyễn Khoái lãnh đạo quân Thánh Dực giao chiến, lại gặp được đại quân của Vua đến theo, tung ra đánh mạnh, đại phá được quân giặc, nước triều lui rất gấp, thuyền của giặc đều vướng vào cọc gỗ, lật úp cả, chết đuối vô kể, nước sông đỏ ngầu, bắt được Ô Mã Nhi dâng lên Thượng hoàng, khi dẫn y lên thuyền ngự, rót rượu cho uống. Bằng Phi đi đường bộ, hộ vệ Thoát Hoan trốn về, quan quân ta đã chặn đón trước ở ải Nội Bàng. Người Nguyên tự đắc, không thoát được, vừa đánh vừa chạy, quân ta đứng trên cao dùng nỏ bắn xuống; tướng sĩ Nguyên ngã như rạ, Thoát Hoan chỉ một thân đi đường tắt Đan Ba trốn về.
Sử thần bàn rằng: Ngô Tiên Chúa phá quân Lưu Hoằng Tháo, Trần Hưng Đạo bắt được Ô Mã Nhi, đều ở sông Bạch Đằng, là võ công vẻ vang nhất của nước ta, danh tiếng các vị hào kiệt ấy cùng với non sông nghìn đời nhớ mãi, dấu vết hôi tanh của Hán và Nguyên, cũng theo mãi với nước non. Giang sơn nước Nam, sách trời định rõ, người Bắc tuy có cậy trí lực chực chiếm cứ, nhưng dù có lấy được cũng không thể nào giữ