Phá giặc mạnh, báo ơn Vua.

Một phần của tài liệu Việt Nam sử lược (Trang 78 - 79)

hành đi trước quân sĩ, mỗi khi đối trận với giặc, không ai dám đương đầu với ông, đến khi mất, Vua rất tiếc, tự làm bài văn tế ông.

Thượng vị hầu là Trần Lão làm thư nặc danh chê trách việc nước, Vua xuống chiếu trị tội, bị phát vãng làm lính.

Vua sai Trần Phủ sang Nguyên yêu cầu hoãn việc quân. Khi Phủ trở về nói: "Nguyên sai Thoát Hoan và A Lý Hải Nha cầm quân, giả danh là đánh Chiêm Thành, thật ra là chia nhiều đường sang xâm nước ta", Thượng hoàng triệu các phụ lão trong nước đến điện Diên Hồng vấn kế, vạn người đều cùng nói đánh, (giặc Hồ vào cướp chỉ có việc đánh thôi, sao lại phải hỏi đến phu lão làm gì, là ý muốn xét biết lòng dân, làm cho họ cảm khích, vẫn còn theo ý khất ngôn của đời cổ).

Quân của Thoát Hoan kéo đến biên giới, đưa thư cho nước ta, nói là mượn đường đánh Chiêm Thành. Vua sai phục thư nói: "Từ nước tôi đến nước Chiêm Thành, cả đường thủy và đường bộ không đường nào tiện". Thoát Hoan lại nói cớ hưng binh, thật là vì Chiêm Thành không phải vì An Nam. Vua sai Quốc Tuấn đem quân chẹn ở núi Kỳ Ôn, Kỳ Cấp, quân Thoát Hoan không tiến lên được, phải do ải Khải Ly, qua cửa Chi Lăng, quan quân ta đóng ở Vạn Kiếp. Vua ngự thuyền lẹ đi Hải Đông, đã muộn mà chưa ăn sáng, tiểu tốt Trần Lai dâng cơm gạo hẩm, vua khen là trung. Vừa lúc ấy Quốc Tuấn điều động quân các lộ đến hội, kén người khoẻ mạnh làm quân tiền phong, quân thế lừng lẫy thêm, Vua cho câu thơ đề ở thuyền rằng; "Cối Kê cựu sự quân tu ký, Hoan, Diễn do tồn thập vạn binh"1. Các vị vương là Nghiễn, Uất, Tảng, đều đốc các toán quân đến hội, dưới sự chỉ huy của Quốc Tuấn.

Quốc Tuấn có gia nô là Giã Tượng và Yết Kiêu. Kiêu giữ thuyền ở bến đò Bãi, một mình Tượng theo ông đi; quan quân ta bị thất lợi, Quốc Tuấn muốn noi theo đường sơn cước mà tiến quân. Tượng nói: Kiêu chưa gặp vương, tất không nhổ thuyền đi nơi khác. Vội đến bến đò Bãi, quả nhiên còn độc một thuyền của Kiêu ở đó, Quốc Tuấn mừng lắm nói: "Chim Hồng và chim hộc bay được cao, tất phải nhờ có lông cánh mạnh, nếu không thì chả khác gì chim thường; liền kéo thuyền đến cả sông Vạn Kiếp, chia quân đóng giữ Bắc Giang. Người Nguyên chia ra 2 đạo quân mà đánh, quan quân ta phải lùi, 20 vạn chiến thuyền bị quân giặc cướp mất cả, quân giặc thừa thắng kéo lên Gia Lâm, Đông Ngàn, bắt được tên quân nào của ta ở cánh tay đều có thích 2 chữ "sát thát" bằng mực, thì giận lắm, lại càng chém giết mạnh hơn. Vua muốn cho ngườ dò tình hình quân giặc, mà khó kén được người, Đỗ Khắc Chung xin đi, Vua khen là có chí khí hăng hái, nói rằng: "Biết đâu trong đám ngựa kéo xe muối lại có ngựa hay như kỳ ký". Liền sai Chung đi đến trại quân Nguyên xin hòa, Ô Mã Nhi hỏi vặn về hai chữ sát thát, cho là vô lễ, Chung trả lời: "Chó nhà người ta căn chó người vì không phải là chủ nó, lòng trung phẫn của quân lính tự thích chữ đó, quốc vương tôi nào biết được, tôi là cận thần sao lại không có các chữ ấy thích vào tay" rồi giơ tay cho chúng xem. Ô Mã Nhi nói: "Đại quân ở xa đến, sao nước người không đến yết kiến, lại dám kháng cự?". Chung trả lời: "Vì tướng quân không theo cánh của Hàn Tín bình nước Yên, hãy đóng quân ở biên giới, cho đem thư đến trước, nếu bấy giờ không chịu thông hiếu, mới là có lỗi; nay lại bức bách nhau quá, loài thú cùng quá cũng phải cắn lại, huống chi là người". Ô Mã Nhi nói: "Đại quân chỉ mượn đường đi đánh ChiêmThành, Quốc vương phải đến tương kiến ngay, thì trong nước được yên; nếu không thì chỉ trong khoảnh khắc, núi sông sẽ phá bằng như bình địa, lúc ấy không hối lại được nữa". Khi Khắc Chung về rồi, người Nguyên bảo nhau rằng: "Chúng nó đương bị oai hiếp, mà vẫn ăn nói có vẻ mặt tự nhiên, không hạ Vua xuống là tên ăn trộm Chích, không nịnh vua ta là vua Nghiêu, thật khéo ứng đối, nước chúng có người giỏi, chưa dễ tính được đâu". Khắc Chung về thì quân Nguyên lại theo gót đến, cự nhau với quân ta. Thoát Hoan lên sông Nhĩ Hà, cột liền bè vào làm cầu, cho quân qua sông; quân ta theo hai bên sông lập đồn để cự lại, không được; ngày đã về chiều, quân giặc qua được sông vào kinh thành, Vua sai đưa Thiên Tư Công chúa cho chúng, để thư nạn cho nước (Công chúa là em gái út của vua Thánh Tôn, đem gả cho Thoát Hoan thật không còn kế sách gì, đáng cười lắm).

Trần Bình Trọng (con cháu vua Lê Đại Hành, làm quan với Trần, được đổi họ Trần, phong làm Bảo Nghĩa Vương) đánh nhau với quân Nguyên ở bãi Đà Mạc, thua, bị bắt, quân giặc hỏi quốc sư, ông

Một phần của tài liệu Việt Nam sử lược (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)