Tức là chùa Dâu, nay ở xã Khương Tự, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.

Một phần của tài liệu Việt Nam sử lược (Trang 63 - 65)

khác gì Trung Hoa, đem chép vào tiếng Trung hoa không cách xa nhau lắm; thế mà lại dùng âm của Chiêm Thành làm ra nhạc khúc, ríu rít tiếng chim kêu, thế là không biến theo văn minh mà biến theo dã man, thật kiến thức hẹp lắm.

Có chim thước đến làm tổ ở các Kính Thiên, sinh ra con non. Quần thần nói rằng: "Xưa kia Ngụy Minh Đế dựng lên Lăng Tiêu Các, con chim thước đến làm tổ ở các ấy". Cao Đường Long nói: "E rằng có chim cưu đến ở đó, ngu thần nghĩ rằng: Các này làm xong, tất cả người họ khác đến ở. Vậy xin vua trước hết phải tu đức mà tạm bãi dùng sức dân quá độ". Vua không nghe.

Bố Trì, chúa Chiêm Thành, bị bầy tôi là Bố Điền trục đi, đưa gia quyến đến ngụ ởb biển Cô La, quan châu mục Nghệ An là Phạm Duyên tâu rằng: "Nó có ý cầu xin giúp đỡ". Vua dai Đàm Dĩ Mông lo tíng việc đó, Dĩ Mông thưa: "Nó đem quân đi theo, thì tình hình của giặc bất trắc lắm, tục ngữ có câu: "tổ kiến làm vỡ được đê, tàn lửa làm cháy được cả cái nhà", nay xem Bố Trì không phải chỉ là tổ kiến, tàn lửa mà thôi đâu; chúng ta phải phòng bị mới được". Duyên nói: "Hà tất quá nghi thế". Quả nhiên Bố Trì đem quân đánh úp giết Phạm Duyên, Nghệ An tan vỡ, Bố Trì cướp bóc hết cả rồi về nước.

Phí Lang ở Đại Hoàng dâng thư hạch tội Đàm Dĩ Mông mọt dân hại nước, bị đánh đòn làm nhục, vì chuyện ấy mà để lòng thù oán, tụ tập quần chúng làm phản, triều đình không đánh nổi. Khi bấy giờ cướp nổi dậy ở nhiều nơi, mà Vua thì chỉ chăm về tiền của, ngày ngày cùng bọn cung nữ rong chơi, quần thần đều công nhiên hối lộ, nghe ngoài thành có trộm cướp giả làm không biết. Vua lại có tính sợ sấm sét, Nguyễ Du tự nói có thuật cấm được dấm sét, gặp lúc có sấm, sai thử thuật đó, nhưng không có hiệu nghiệm, hỏi cùng mãi thì y nói: "Thần đã ngữa mặt lên trời đọc thần chú, răn cấm sấm sét, nhưng trời ở trên cao, mà sấm sét cuồng bạo thế đó".

Dân Sơn man ở Quốc Oai nổi lên cướp phá Thanh Oai, Phạm Du, Tri quân Nghệ An, cũng làm phản, chu nạp lũ lưu vong chia quân đóng đồn ở Tây Kết, đường xá bị nghẽn không lưu thông được. Vua sai Phạm Bỉnh Di đưa quân Đằng Châu và Khoái Châu đánh tên Du, Du phải chạy đi Hồng Châu. Vua triệu Du về kinh đô, lại xuống chiếu triệu Bỉnh Di kéo quân về. Bỉnh Di về đến nơi toan vào tâu vua có người ngăn nói: "Lời nói của Du đã lọt vào trước rồi nên thong thả mà xét". Bỉnh Di nói: "Tôi chỉ biết tận trung với vua, sợ gì lời dèm pha của quân gian tặc". Di cứ tiến vào, vua sai bắt giữ cả con Di là Phụ. Quách Bốc là tướng của Di nghe tin đó, đem quân khua trống reo hò kéo vào thành. Vua thấy sự thế gấp quá, lập tức đem Bỉnh Di đâm chết ở Lương Thạch. Bốc xấn vào, lấy xe ngự của vua chở xác Di và Phụ ra, qua thành xuống bến Đông Bộ, rồi lại vào cung Vạn Duyên, lập Hoàng tử lá Thầm Bộ lên làm vua, lũ Đàm Dĩ Mông đều nhận ngụy chức của Thầm. Vua phải ra Quy Hóa Giang. Khi bấy giờ Thái tử là Kiểu đi đến Lưu Gia Thôn, nghe con gái Trần Lý có sắc đẹp, lấy làm vợ. Nhà Lý có nghề đánh cá làm giàu, nhiều người theo, cũng nổi lên làm giặc. Thái tử đã lấy con gái Lý, mới cho Lý làm chức Minh tự, cho cậu người con gái là Tô Trung Từ làm chức Chỉ huy. Họ Trần chiêu tập hương binh đánh bình được loạn Quách Bốc, rước vua từ Thiên Trường về kinh. Đỗ Anh Kiệt kể tội Dĩ Mông rằng: "Mày làm Đại thần mà lại nhận ngụy chức của lũ nghịch, nay lại còn ở đây mà cùng hàng với chúng ta nữa hay sao?". Dĩ Mông sợ lui mất.

Vua sai Đỗ Quãng đem quân rước Thái tử ở nhà Tô Trung Từ trở về. Thái tử về kinh đô, người con gái họ Trần ấy thì về nhà cha mẹ. Khi ấy Trần Lý bị bọn giặc khác giết mất, con thứ là Trần Tự Khánh thay thống lĩnh quân của cha.

Vua Cao Tôn ở ngôi vua 24 năm, oai quyền ở tay mình, người phò tá cũng không thiếu, thế mà nghe tên tặc thần Phạm Du tố cáo bậy, giết oan Bỉnh Di, mà phải chạy trốn, lặn lội nơi sông nước; Vua Huệ Tôn lúc ấy là Thái tử đi theo vua cha, lấy con gái nhà dân, cho họ hàng nó làm quan, rút cục vua Cao Tôn cũng nhờ họ nhà thuyền chài phù trì cho mới về được kinh đô, người ta thấy rằng văn võ bách quan của nhà Lý không còn ai và không có quân lính phòng bị, cũng là ý trời đem việc ấy làm cho nhà Trần nổi lên đó.

Một phần của tài liệu Việt Nam sử lược (Trang 63 - 65)