Trước làm Hoàng hậu, sau lấy Trần Thủ Độ được phong là Linh từ Quốc mẫu.

Một phần của tài liệu Việt Nam sử lược (Trang 69 - 72)

Nước ta có khoa thi mà chia ra giáp, đệ từ đây trước nhất; sau này định ra 7 năm một khoa thi, đủ cả tam khôi, điều lệ khoa thi ngày thêm đầy đủ, ân điển ngày một long trọng, ở đó mới sản xuất lắm nhân tài, so với triều Lý thịnh hơn nhiều.

Triều đình ban bố tên húy của nhà Vua. (Vì cớ ông tổ xưa có tên là Lý, nên bỏ chữ Lý, để tuyệt lòng dân trông ngóng nhà Lý nữa).

Vua đại sát người tôn thất nhà Lý. Vua xuống chiếu bắt các người họ nhà Lý phải đến lễ tiên hậu ở Hoa Lâm, Thái Đường, đào một hố sâu kín, làm nhà lên trên, khi giật dây thì chôn sống cả.

Thượng hoàng mất, cho quan Thái úy là Liễu Phụ chánh, sách phong làm Hiển Hoàng. (Tôn kính anh ruột đến nỗi sách phong là Hoàng, cái tên thật là bất chính, Trần Liễu manh tâm khởi loạn, vị tất không phải do việc này).

Vua phong cho Phùng Tá Chu là Hưng Nhân Vương, Phạm Kính Ân làm quan Nội hầu.

Hai người này đều là cựu thần nhà Lý, nhất đán đổi chủ, cam làm ưng khuyển, ý tất lũ ấy đều là thân thuộc họ ngoại nhà Trần, cũng là một phường với Trung Từ, Tự Khánh, cho nên thủy chung vẫn được tin yêu, ân thưởng hơn người khác. Nhà Lý mất, nhà Trần lên, vẫn là sở nguyện của những kẻ ấy, đâu còn đem lễ nhượng mà trách kẻ ăn trộm bao giờ?

Vua xuống chiếu định thể lệ lương bổng các quan văn võ, (tất phải có lương bổng, nhiên hậu mới bắt người ta thanh liêm được).

Nước lụt lớn vỡ vào cung Lệ Thiên, Hiển Hoàng Liễu phải đi thuyền vào triều, đi qua nơi ấy thấy cung phi cũ của nhà Lý, bắt ép tư thông; Đình thần hặc tội Liễu, bị giáng làm Hoài Vương, đổi tên cung ấy gọi là Thưởng Xuân.

Nhà Trần vì dâm loạn mà mắc đắc quốc, cho nên trời làm nước lụt để cảnh cáo, Liễu lại làm quá tệ, dâm ác không còn biết sợ là gì, lại lấy chữ Thưởng Xuân mà đặt tên cung, thật xấu xa quá lắm.

Vua xuống chiếu định pháp chế in tay vào các văn thư, khế ước, (Phàm lập ra chúc thư, và văn khế điền thổ, vay nợ, thì người làm chứng in tay vào 3 hàng trước, chủ bán in tay vào 4 hàng sau).

Vua lấy vợ của anh là Trần Liễu lập làm Hoàng hậu. (Tức Thuận Thiên Công chúa họ Lý), giáng bà Chiêu Thánh xuống làm Công chúa. Bấy giờ bà Chiêu Thánh không có con, mà vợ Liễu đã có mang 3 thánh, Thủ Độ và bà Thiên Cực mật mưu lấy cho vua làm Hoàng hậu, Liễu giận lắm, tụ tập đại quân ở Đại Giang làm loạn; trong lòng vua bất tự an, đương đêm ra ở với Phù Vân Quốc sư ở núi Yên Tử (thày tăng này là bạn cũ vua Thái Tôn), Thủ Độ đưa quần thần đến mời vua về kinh đô, vua nói: "Ta tuổi trẻ không cha, chưa kham nổi việc nước, nên không dám ở ngôi vua, để làm nhục cho xã tắc",Thủ Độ nói: "Vua ở chỗ nào tức là triều đình ở đó, xin phá núi để xây dựng cung điện", Quốc sư xin với Vua rằng: "Bệ hạ lên hồi loan không nên để cảnh sơn lâm của đệ tử bị phá hủy", Vua mới chịu về. Liễu tự nghĩ mình thế cô, lén đi thuyền độc mộc đến nơi vua ở xin đầu hàng. Thủ Độ nghe tin, đi thẳng đến thuyền Vua ngự, to tiếng rằng: "Phải giết giặc Liễu". Vua vội vàng giấu Liễu đi, đưa thân nhân ra nhận, Thủ Độ ném thanh kiếm nói: "Thủ Độ này là con chó săn thôi, biết đâu sự thuận hay nghịch của anh em nhà Vua". Vua phải giảng giải mãi, rồi cho Liễu đất An Sinh làm nơi ơ riêng, và phong cho Liễu làm An Sinh Vương, mà giết những kẻ theo làm loạn.

Vua Thái Tôn đương đêm quan sông Bàn Than, vào chùa Yên Hoa ở núi Yên Tử, tiếp kiến Trúc Mộc Thiền sư, muốn trụ trì ở đó, vừa gặp Thủ Độ đi yêu giá kéo đến. Thiền sư nói: "Làm vua phải lấy lòng dân làm lòng mình, dân chúng muốn thế thế, xin Vua hồi loan, sau này Hoàng tử trưởng thành có thể nối ngôi lớn được, Nhiên hậu hãy bỏ vào núi mà tu luyện", Vua cho là phải. Bấy giờ vua mới 4 tuổi, đã có ý chán trần tục, cho nên các Vua triều Trần đều bắt chước theo như thế, là vì sở đắc ở Trúc Lâm bí quyết.

Vua Thái Tôn làm hại nhân luân, lấy bà Thuận Thiên, Phụ Trần cũng thông gian với bà Chiêu Thánh, mình cướp vợ anh, thì người khác lại cướp vợ mình; tuy là tự ý đem cho, nhưng cũng là trời làm cho tâm thần tối tăm mà làm việc càng bậy đó, tạo hóa khéo thật.

Tết Đoan Ngọ, nhớ viếng Khuất Nguyên và hiền nhân xưa như lũ Giới Tử Thôi, từ khi ấy hàng năm lấy làm lệ thường.

Vua lập sổ đinh, tuyển đinh tráng vào làm lính, định 3 bậc: Thượng, trung, hạ. Lại định ra quy chế nhà cửa, thuyền, xe cho các vương hầu và các quan văn võ.

Vua thân hành đi tuần biên giới, vào địa giới nhà Tống, đi qua châu Khâm và Liêm, tự xưng là Trai lang, bỏ thuyền ở đất Tống, chỉ dùng thuyền Kim Phượng và Nhật Quang mà đi, người châu ấy không biết là Vua; đến lúc biết, liền chăng xích sắt ở dòng sông để chặn đường thủy, Vua liền trở về, nhổ vài chục cọc sắt đem về.

Vua Thái Tôn đi lần này thật là cuồng bậy, bất quá muốn xem sông núi ở nội địa Tống, cho là người Tống chả làm gì được, chung quy vì sự đi chơi này mà gần bị người Tống làm khốn, thoát được miệng hùm là may đó, có phải là còn huyết khí thiếu niên, chưa được định tính đó chăng?

Vua sai chia trong nước làm 12 lộ, đặt ra chức quan An phủ, Trấn phủ, chánh và phó để cai trị. Các xã và xách (xã nhỏ) đặt ra chức Đại hay Tiểu Tư xã (ngũ phẩm trở lên làm chức Đại Tư xã; lục phẩm trở xuống làm Tiểu Tư xã) hoặc là kiêm 3, 4 xã, Xã chánh, Sử giám làm xã quan. Lập sổ hộ: người dân 20 tuổi là đại hoàng nam, 17 tuổi, là tiểu hoàng nam, 60 tuổi là lão. Nhân đinh mà có điền thổ thì phải nộp tiền và thóc (1 hay 2 mẫu phải nộp 1 quan, 3 hoặc 4 mẫu nộp 2 quan, 5 mẫu trở lên nộp 3 quan. Thuế ruộng 1 mẫu phải nộp 100 cân thóc), người không có ruộng thì được miễn hoàn toàn.

Theo lệnh nhà Thành Chu: Lấy hạ sĩ hay trung sĩ làm chức Lý tể, Lư tư, bổ quan chuyên chủ chính sự trong làng; đời Hán đặt ra Tam lão, Sắc phu, còn có ý nghĩa cổ; đời sau coi khinh rẻ chức xã trưởng, cho những bọn hèn hạ bỉ ổi ra làm, ra khỏi làng thì bị nhục về roi vọt của quan phủ, về nhà riêng thì bị cường hào lấn át, chính họ cũng tự coi rẻ thân họ, chỉ lần lừa làm kế no bụng, bóc lột dân nghèo, vì thế dân càng khổ thêm, không chỉ một tham quan ô lại làm hại dân mà thôi. Trong năm Cảnh Trị đời Lê có đặt ra xã trưởng, quan Huyện xét công trạng xã trưởng tư lên Bộ. Bộ sẽ kén chọn cho làm quan, coi trọng nhiệm vụ, để cho làm chính sự trong một làng, đó cũng là lương pháp vì dân. Tôi trộm nghĩ nên kén hàng quan đã về hưu mà cho làm xã quan, ủy cho hết thảy công việc giáo hóa dân làng, mà Lý Chính phải lệ thuộc vào xã quan, xét việc làm mà phân biệt, để người ta vui lòng mà làm, Nhiên hậu mong thành hiệu được.

Vua phân phái các văn thần nhậm chức các phủ hay lộ. Phủ có chức Tri phủ, châu thì có Tàu Vận sứ.

Vua định qui chế quân lính, kén người đinh tráng xung vào các đôi quân: Tứ Thiên, Tứ Khánh, Tứ Thần, Thiên Thuộc, Thiên Cương, Chương Thánh, Củng Thần, Thánh Dực, Thần Sách; cần thừa ra thì sung vào Trạo nhi Đoan đội.

Vua ra lệnh định ra quan trong và quan ngoài, 15 năm một lần xét duyệt. (Quan viên nào khuyết thì cho Chánh kiêm chức Phó, Chánh vá Phó đều khuyết thì bổ quan nơi khác đến kiêm, chờ khi mãn năm khảo duyệt, mới bổ vào chưc khuyết ấy). Thời bấy giờ trong nước vô sự, các quan tại chức lâu quá, vị nào ở quán và các 10 năm mới được xuất thân, vị nào ở sảnh và cuộc thì 15 năm. Chức Tể tướng cũng phải kén con cháu tôn thất mà hiền tài mới được làm.

Vua xuống chiếu thi ở điện để chọn lấy người danh sĩ. Cho đỗ: Trạng nguyên là Nguyễn Hiền, Bảng nhãn là Lê Văn Hưu, Thám hoa là Đặng Ma Lã, và hạng xuất thân có từng bậc (2 khoa Nhâm Thìn và Kỷ Hợi duy chỉ gọi là Giáp và Ất) lấy đủ tam khôi từ khoa này trước nhất.

Vua xuống chiếu khi người thông tam giáo các khoa. (Khoa thi Bính Thìn, lấy đỗ Kinh Trạng nguyên là Trần Quốc Lại, Trại Trạng nguyên là Trương Xán. Chia trấn Thanh và Nghệ gọi là Trại, mới phân biệt ra Kinh và Trại. Lệ chia ra Kinh và Trại này cũng như nhà Thanh chia ra Hán và Mã).

Sử thần bàn rằng: Đạo chỉ có một thời, ngoài "nhất trung" ra, không còn đạo gì nữa; cũng như Trương Dung xem chim hồng mà hiểu rằng: "Người Việt gọi là chim Phù, người Sở gọi là chim Ất, về người thì có người Việt người Sở, chứ chim Hồng vẫn là một loài ấy thôi. Nhà Phật tự tôn đạo của mình lên, mới có thuyết 3 người bạn là: Mao Đầu (chứng Già Diệp Bồ tát giáng sinh là Lý Lão Tử), Na Ẩn (chứng Hộ Minh Bồ tát sinh ra

Thích Già), ư thị người đời tin tưởng mê hoặc, đặt ra phương pháp mặc và ăn, mong

được thành tiên, ăn chay, tụng kinh, mong được thành Phật, xét đến tôn chỉ vẫn trống không; gọi là sa môn và đạo sĩăn chay tụng niệm, thì thi để làm trò gì.

Vua đắp đê Đỉnh Nhĩ từ ngọn nguồn" sông đến cửa biển để ngăn nươc lớn; đặt ra quan Hà đê sứ, để đốc xuất việc làm đê; đo đạc số điền địa đắp đê bị mất mà tính giả tiền. Bắt đầu có đắp đê từ đây. Lại kén các vị quan ít việc làm chức Hà đê sư, hàng năm cứ đến mùa nghỉ làm ruộng thì đắp đê và đào ngòi, để phòng khi bị nước lụt và đại hạn. Lại bắt trồng cây am la1 ở thân đê.

Vua sai Thuật sĩ đi quan sát khắp núi sông trong nước, nơi nào có vượng khí thì yểm cho mất đi (như là núi Chiêu Bạc, sông Bà Lễ đều bắt thợ đục và đào cho sai hình đi).

Thế tục truyền rằng: Cao Vương (Biền) xem xét mạch sông núi nơi nào là đại địa, đều có đặt thành bài ca, hoặc là nói chỗ đất này đã lập chùa, đắp đường, đào giếng và chôn sắt để yểm đi rồi, ý giả đều là Thủ Độ làm cả, mà đổ cho Cao Vương, để làm cho thuật của mình là thần kỳ đó thôi.

Vua xuống chiếu bắt: trong nước gọi là quốc gia, đổi Đô, Vệ, Phủ gọi là Tam ty viện (Phụng tuyên viện, Thanh túc viện, Hiến chính viện). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vua biết lấy bài minh cho Hoàng tử, để dạy cho biết: trung hiếu, hòa tốn, ôn lương, cung kiệm. Con An Sinh Vương là Quốc Tuấn đoạt hôn, (bắt cô dâu sắp cưới để chiếm đoạ).

Thiên Thành Công chúa được hứa gả cho Trung Thành Vương, định đến ngày vọng tháng ấy làm lễ hợp cẩn, Vua cho mở hội, bày các đồ vật đưa dâu. Khi bấy giờ Công chúa đã đến ở nhà Nhân Đạo Vương (cha Trung Thành Vương), Quốc Tuấn mê về sắc đẹp, muốn đoạt lấy, đương đêm lẻn vào nơi Công chúa ở mà thông gian. Thụy Bà Công chúa (cô Quốc Tuấn và nuôi Quốc Tuấn làm con) biết chuyện ấy, sợ có tai họa, lập tức đến gõ cửa vua tâu vua biết, và Nhân Đạo Vương bắt giữ Quốc Tuấn rồi, xin vua thương cho. Vua sai người đến nhà Nhân Đạo Vương không thấy động tĩnh gì, vào buồng nằm của Công chúa, thì thấy Quốc Tuấn ở đó. Nhân Đaọ Vương bấy giờ mới biết. Thụy Bà công chúa xin đem 10 mâm vàng làm lễ cưới, vua bất đắc dĩ phải gả cho Quốc Tuấn mà đem 2.000 khoảnh ruộng ở Ứng Thiên2 trả lại lễ cưới của Trung Thành Vương. Điều này thật là lỗi ở Quốc Tuấn thiếu niên khinh bạc, nhưng cũng do gia phong bất chính của nhà Trần, ai ai cũng thế cả, nên không biết dâm loạn là đáng hổ thẹn nữa.

Vua ban yến cho quần thần, khi rượu say đều đứng lên giang tay nhau mà hát; quan Ngự sử Trần Chu Phổ cũng giang tay nhưng không hát câu gì khác, duy chỉ nói rằng; "Sử thần hát" thế thôi, đến sau yến tiệc, có người đeo cái mo gõ vào đó để làm tửu lệnh, làm như thế càng thô bỉ lắm.

Nước Chiêm Thành đưa thuyền đến cướp biên giới, sai sứ đến nói cầu xin lại những đất đã dâng trước, vua giận lắm, chính thân đi đánh, bắt được Vương phi nước ấy là Bố Gia La, rồi trở về.

Vua lập ra Viện Quốc học, tô tượng Chu Công, Khổng Tử, Mạnh Tử để thờ phụng. Vua xuống chiếu cho nhân sĩ trong nước đến việc ấy giảng sách ngũ kinh, tứ thư.

Vua lập ra nhà học, tôn chuộng nghề văn, dựng lên ngôi nhà, giảng tập việc võ, cả văn và võ có vẻ rực rỡ lắm, cho nên có các ông Hán Siêu, Trung Ngạn, Nhật Duật, Ngũ Lão nối nhau xuất hiện, Văn Trinh và Hưng Đạo là bậc danh nho, danh tướng lừng lẫy thời bấy giờ, là kết quả của sự tôn chuộng văn võ đó.

Vua định ra thể lệ các phục sức, xe ngựa và người theo hầu của các quan văn võ, chia ra từng bậc, (Tôn thất được đi kiệu đầu phượng, sơn đỏ, lọng tía; quan tam phẩm trở xuống đi kiệu Vân đầu, lọng xanh; quan lục phẩm trở xuống thì lọng đen. Người theo hầu nhiều lắm là một nghìn người, ít là một trăm người. Lọng tía thì 4 cái, lọng xanh thì 2, lọng đen thì 1).

Vua ra lệnh bán quan điền, cày 1 mẫu thì nộp 5 quan tiền.

Một phần của tài liệu Việt Nam sử lược (Trang 69 - 72)