Chu Đôn Di và Trình Tử.

Một phần của tài liệu Việt Nam sử lược (Trang 108 - 110)

Sử thần bàn rằng: Vua Nghệ Tôn lúc trước lầm cho rằng Quý Ly là người gửi con cháu được, đến lúc mất hết quyền, mới biết là trúng kế của nó, đến năm tàn sắp chết mới tỉnh ngộ, xem trong đồng tính, vây cánh tôn thất không có ai, xét ngoài triều thần, thân đảng của tên gian thần đã bền chắc, không còn sao được, hối thì đã muộn. Cho nó bức tranh tứ phụ, là mong còn kéo lại phần nào chăng? Cân nói: khả phụ, khả thủ, mặc nó muốn sao thì làm, chứ có phải thật bụng mong nó giúp Vua như 4 vị ở trong bức tranh đâu. Đến chuyện nhà Trần lấy vợ người cùng họ, là răn sợ bị họ ngoại lấy mất nước như nhà Lý, thế mà con cái họ Hồ vào làm phi tần nhà Trần sinh hai vị vua, để làm cái mầm Quý Ly nắm quyền, con gái họ Trần gả về họ Hồ, sinh một cháu ngoại, để làm câu nói cho Hán Xương xin quyền nhận việc nước; thật là trời mượn việc đó mà làm nhà Trần mất nước, báo thù cho vua Lý Huệ Tôn, con tạo xoay vần khéo đến thế.

Vua xuống chiếu, cho Quý Ly vào ở trong sảnh đài, gọi là Họa lư. Quý Ly biên tập thiên Vô Dật để dạy Quan gia; có lệnh gì thì xưng là Phụ chính Cai giáo Hoàng đế.

Ngày xưa nhà Lương có Hầu Cảnh tự hiệu là Vũ trụ Tướng quân, nay Hồ Quý Ly tự xưng là Cai giáo Hoàng đế, thật là một khoáng điển của bọn tà thân từ thiên cổ đến giờ.

Cấm bách quan không được dùng lối áo tay lớn, đồ dùng dân gian không được sơn son thếp vàng.

Nhà Minh sai Hanh Thái đến xin giúp cho quân, và voi, cùng lương thực cấp cho quân. Thời bấy giờ nhà Minh đánh quân Mán làm phản ở Long Châu, nên âm mưu đặt ra kế đó, muốn mượn tiếng để bắt người nước ta, Hanh Thái mật bảo cho Tri châu, vì thế nước ta không cho quân lính và voi, chỉ cấp cho lương, cũng không được nhiều, đưa đến Đồng Đăng rồi trở về.

Mới ban hành tiền giấy "Thông bảo hội sao".

Phương pháp làm tiền giấy: giấy 10 đồng vẽ rau tảo, giấy 30 đồng vẽ sóng nước, giấy một tiền vẽ mây, giấy hai tiền vẽ con rùa, giấy ba tiền vẽ con lân, giấy năm tiền vẽ con phượng, giấy một quan tiền vẽ con rồng. In xong, cho dân đổi lấy tiền; cấm không được chứa tư dùng tư thứ tiền bằng đồng.

Định thể cách thi cử nhân. Năm trước thi Hương, năm sau thi Hội, thi trúng, lại phải thi một bài văn sách, rồi định thứ bậc, chia ra kinh và trại, có tuyển đủ tam khôi (ba vị đỗ đầu).

Thể cách thi: kỳ thứ một: một bài kinh nghĩa, có phá đề, tiếp ngữ, tiểu giảng, đại giảng, tiểu kết, hạn 500 chữ; kỳ thứ hai: Thơ Đường luật, phú cổ thể, hoặc là tao, tuyển, cũng từ 500 chữ trở lên; kỳ thứ ba: Bài chiếu như thể của đời Hán, bài Chế, Biểu như thể tứ luc đời Đường; kỳ thứ tư: một thiên văn sách hỏi về kinh, sử và thời vụ, hạn 1.000 chữ trở lên

Phương pháp khoa cử của nhà Trần đến đó mới đủ; các nhân tài thu dụng được, trong đó có Nguyễn Ức Trai là giỏi hơn cả, còn thì để giúp cho đầu đời Lê như là: Lý Tử Tấn, Võ Mộng Nguyên, Phan Phu Tiên, Nguyễn Thiên Túng đều là cự phách trong làng văn. Duy có kính nghĩa thì từ Minh có trước, cùng lý trí dụng không thiết gì yếu bằng, cũng có thể suy rộng ra mà thi hành được.

Định cách chức mũ và phẩm phục các quan văn và võ. (Nhất phẩm áo màu tía, nhị phẩm màu đại hồng, tam phẩm màu hoa đào, tứ phẩm màu lục, ngũ phẩm trở xuống màu xanh biếc).

Quý Ly làm thơ và kinh nghĩa bằng quốc ngữ. Sai các thày đàn bà dạy các cung nhân. Các ý nghĩa thì theo ý kiến của mình, không theo tập truyện của Chu Tử.

Quý Ly lúc trước đỗ thi Hương, lại thi trúng khoa Hoành từ, cho nên mới dám xính thông minh, không biết rằng lối học chương cú của mình, đã biết thế nào chỉ qui của thánh hiền, như là 4 điều ngờ sách Luận ngữ, tự nghĩ ra thi nghĩa, thật là con ếch ngồi trong giếng nước, không thể nói chuyện biển cả được; cũng như con vượn xé trộm áo Chu Công.

Sai quan Thượng thư Đỗ Tĩnh xem xét và đo đạc động An Tôn ở Thanh Hóa, xây thành đào hào, lập nhà miếu và xã tắc để sẽ thiên kinh đô vào đó. Phạm Cự Luận can ngăn. Quý Ly nói: "Chí ta đã quyết định rồi, nhà ngươi còn nói gì?". Nhữ Thuyết nói: "Xưa kia nhà Chu và Ngụy thiên đô, đều có sự không may; đất Long Đỗ của ta có núi Tản, sông Lô, cao sâu, phẳng rộng; nước Việt ta mở nghiệp lấy nơi đó

làm căn bản, người Nguyên chịu phục tru, giặc Chiêm nộp đầu, những việc trước có thể kinh nghiệm rõ, vậy xin nghĩ lại".

(Cự Luận đi đánh giặc cỏ Hồng y ở Tuyên Quang bị giặc vây hãm rồi chết).

Thành Tây Đô của Quý Ly ở tại các ấp Hoa Giai, Phương Giai, Tây Giai thuộc huyện Vĩnh Phúc1, ra vào có 4 cửa thành, là các đườn phố khi trước, nên đặc tên như thế, hiện nay còn vết xây đá; tả và hữu thành bách cận với núi đá, một con sông từ Ai Lao chảy đến là Lương Giang hợp lưu ở trước mặt; một cha con họ Hồ ở đó, thân bị bắt, nước bị mất, đành là ăn ở bất nghĩa nên tội, nhưng cũng là tình thế nơi này mà đến nỗi.

Đổi tên Nghệ An là Lâm An, Trường An là Thiên Quan, Lạng Giang là Lạng Sơn, Diễn Châu là Vọng Giang.

Xuống chiếu rằng: Đời cổ nước có nhà học, hương đảng có nhà Tự, xóm ngõ có nhà Tường, đều là nơi để tỏ rõ giáo hóa, hậu phong tục; ngày nay đã lập ra quốc học mà ơ các châu huyện hãy còn thiếu, nên phải đặt ra học quan, cho học điền; phủ thì được 15 mẫu, để cung cấp việc lễ ngày sóc và đèn sách; các giáo, Huấn sinh viên, hàng năm kén người ưu tú cống lên triều đình, sẽ thân hành thi để kén chọn.

Lời bàn: Quý Ly thì phiền mà vụn vặt giống như Vương Mãng, xính học thuật thì lại quá hơn, thích việc đời cổ giống như Vũ Văn, tài kinh tế thì không bằng. Tự lúc đảm

đương việc nước, đổi hết chế độ cũ, đặt ra Thượng Lâm tự mà bãi sở Đăng Văn, phát hành tiền giấy thông bảo, mà cấm dùng tiền thực chất, định lễ khoa cử lập quy chế học,

đổi tên châu trấn, phân biệt cấp bậc mũ áo, để sửa sang nên đời thái bình; nhưng mà gốc đã lỗi rồi, còn thi hành điều gì được nữa? Huống chi nhà Minh đương chăm chú xâm miền Nam, lại không biết phòng bị, quên mất sự giữ vững cửa ngõ, chăm thay đổi hòn ngói, cái xà nhà chưa nát, làm như thế chỉ chóng mất nước thôi.

Xuống chiếu hạn chế người đứng tên ruộng. - Người thường dân không được có quá 10 mẫu, thừa ra phải tiến vào của công. Thời bấy giờ các nhà tôn thất cho gia nô riêng ra đắp đê ở miền duyên hải, ngăn nước mặn, khai khẩn thành điền, lấy làm trang ấp riêng; nên khi ấy mới có lệ hạn chế ruộng.

Nhà Minh đưa 2 người họ Nguyên là Đại Hồ và Tiểu Hồ sang an trí ở nước ta, cho tên Đại Hồ là Địa Phục Cơ, tên Tiểu Hồ là Địa Bảo Lang.

Lũ trẻ con hát rằng Thâm lai Lê sư, mà nhà Minh lại đưa tên Hồ sang an trí, đó là triệu chứng cha con Quý Ly phải bỏ nước mà đi, và lời sấm vua Lê Thái Tổ hưng sư.

Quý Ly bức bách Vua phải thiên đô. Ngự giá đi đến đồn Đại Lại, 2 người cung nhân là Trần Ngọc Cơ, Trần Ngọc Kiểm nói mật với Vua rằng: "Thiên đô tất có sự cướp ngôi, cướp nước". Quý Ly nghe biết, giết 2 cung nhân ấy đi; vì cớ đã trót có lời thề với vua Nghệ Tôn, (câu tình nguyện giúp con Vua) nhưng vẫn muốn trái lời thề đã lâu, mới ngầm sai đạo si Nguyễn Khánh thuyết với Vua rằng: "Nơi đó cảnh đẹp thanh u, khác chốn trần gian, bản triều chỉ sùng Phật giáo, chưa có theo tiên chân du, Chúa Thượng mệt nhọc về việc nước, không gì bằn truyền ngôi cho Đông Cung, để giữ lấy sức khoẻ", liền lập nên Bảo Thanh Cung ở phía nam núi Đại Lại, rước Vua đến ở đó, truyền ngôi cho Hoàng tử Án, đổi niên hiệu là Kiến Tân, Quý Ly lấy là Quốc Tổ nhiếp chánh, đề cái bảng rằng: "Cai giáo Hoàng đế thánh chỉ" ngay ngày hôm ấy lên ngự điện ở kinh đô mới.

THIU ĐẾ

Tên là Án, con trưởng vua Thuận Tôn, ở ngôi vua được 2 năm, Quý Ly phế làm Bảo Ninh Đại Vương.

Một phần của tài liệu Việt Nam sử lược (Trang 108 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)