Việt Sử Tiêu Án

Một phần của tài liệu Việt Nam sử lược (Trang 68 - 69)

N H À T RN

THÁI TÔN HOÀNG ĐẾ

Vua tên Cảnh, được bà Chiêu Hoàng truyền ngôicho, làm vua được 33 năm. Tiên tổ vốn là người tỉnh Phúc Kiến, nước Trung Hoa, đến ông tổ là Kinh sang nước Nam ở làng Tức Mặc, phủ Thiên Trường, sinh ra Hấp, Hấp sinh ra Lý, Lý sinh ra Trần Thừa, làm nghề đánh cá, lấy bà Lê Thị làm vợ, đến năm Mậu Thìn sinh ra vua Thái Tôn.

Vua là người khoan nhân, có độ lượng đế vương, lập ra chế độ, điển chương đã văn minh đáng khen, nhưng chỉ vì tam cương lộn bậy, nhiều sự xấu xa trong chốn buồng khuê.

Niên hiệu Kiến Trung thứ hai, cho Trần Thủ Độ giữ việc hành quân đánh giặc..

Khi bấy giờ chỗ nào cũng có giặc cướp nổi lên, như là các dân Mán ở Tản Viên và Quảng Oai, đều bình định được cả; duy còn Nguyễn Nộn chiếm cứ Bắc Giang, Đoàn Thượng chiếm cứ Hồng Châu, thế lực đương mạnh tuy có đánh mà không bình được, Thủ Độ xin Vua phong Nguyễn Nộn làm Hoài Đạo Vương, chia cho đất Bắc Giang, Đông Ngàn. Lại cũng có hẹn phong vương cho Đoàn Thượng nữa, nhưng Thượng không đến, chiếm cứ Hồng Châu, Đường Hào, xây thành ở Yên Nhân, gọi dân làm lính để tự giữ lấy. Nộn đem quân đến đánh nhau ở Đồng Dao, Thượng bị thua chết, con là Văn đem cả gia thuộc đầu hàng. Thanh thế của Nguyễn Nộn lừng lẫy, Thủ Độ lấy làm lo, sai người mang thư đến mừng Nộn, và cho Ngoạn Thiền công chúa, để xem tình hình Nguyễn Nộn động tĩnh thế nào. Nộn làm riêng nha trướng cho công chúa ở, nên không được tin tức gì. Nộn đã thôn tính được quân Thượng, tự xưng là Đại Thắng Vương, nhưng biết rằng thế không đứng vững được, hẹn đến tháng 10 thì vào chầu, đến khi ấy đau nặng, vua sai người hỏi thăm, Nộn miễn cưỡng ăn cơm rồi phi ngựa chạy, làm ra vẫn khoẻ mạnh, chưa được bao lâu thì Nộn chết, bộ tướng của Nộn là Phan Ma Lôi ăn trộm con ngựa trốn đi mất, không biết đi đâu (Ma Lôi là người nước Chiêm Thành, Nộn thu dụng làm đứa ở, khéo biết dụng binh, liệu sức địch mà tính đường thắng), trong nước từ đấy mới thống nhất.

Sử thần bàn rằng: Thủ Độ thậm vô mưu, chịu trách nhiệm chuyên chinh, không được thành công gì, bất miễn phải cắt đất phân phong cho Nguyễn Nộn, Đoàn Thượng để che lỗi mình cầm quân không được việc gì; đến khi thanh thế Nộn to quá, lại đưa thư đến mừng, công nhiên lấy lễ định quốc đãi nó, thậm chí gả công chúa cho nữa thì càng tỏ ra là vô mưu quá lắm, không sợ nó cười cho hay sao?

Thủ Độ giết Thượng hoàng nhà Lý ở chùa Chân Giáo, lấy bà Trần Thị là Thái hậu nhà Lý làm vợ (giáng làm Thiên Cực công chúa, để gả cho Thủ Độ cho tiện). Thượng hoàng xuất giá đi tu, có một hôm ngồi xổm ở sân chùa nhổ cỏ, Thủ Độ trông thấy nói: "Phải nhổ hết cả gốc" Thượng hoàng nói: "Ta biết ý mày rồi". Sau nhân khi đi ra chơi ở Đông Thị, nhân dân trông thấy Thượng hoàng có người cảm động đến phải khóc, Thủ Độ sợ nhân tâm nhớ vua cũ, sinh ra biến cố chăng, sai người đem hương hoa đến, nói rằng: "Thượng phụ có lời thỉnh". Thượng hoàng giận lắm, khấn rằng: "Chúng mày đã lấy cả thiên hạ của nhà ta, lại còn muốn hạ thân ta nữa, con cháu chúng mày sau này cũng phải chịu như thế". Lập tức tủ ải chết; Thủ Độ sai đục thành đưa linh cữu ra, đưa đến phường An Hoa hỏa táng, để cốt ở tháp Bảo Quang.

Sử thần bàn rằng: Thủ Độ và Huệ Hậu thừa cơ vua Huệ Tôn bị bệnh cuồng, xui giục bắt phải xuất gia, để cho thành cái mưu truyền quốc cho nhà Trần; thần dân nhà Lý tuy bức bách về oai thế; nhưng sao lại chả có lòng nhớ vua cũ; nhất đán gặp vua cũ đi ở trong phố phường, xưa kia thì nhà vàng cờ đỏ, ngất ngưởng là vị cửu trùng, nay thì lê đôi giầy cỏ, chống cái gậy tre, thất thểu là một người nhà

chùa, người có lương tâm ai không rơi lệ. Nhân tâm như thế, khởi hữu không xảy ra những việc bất ngờ, cho nên tất phải bức bách cho chết đi, công nhiên nói là Huệ quan Đại sư1 đã lên cõi niết bàn, để tuyệt vọng của người ta, mà ngăn ngừa được biến cố khác; tâm địa Thủ Độ thật nham hiểm lắm. Lại còn quá tệ hơn nữa là: Thái hậu là người đàn bà góa của nhà Lý, đương triều vua Huệ Tôn đã là mẹ của Thủ Độ, sao lại nỡ muối mặt, táng tâm đến thế, cái ngày thày tăng chùa Chân Giáo lên cõi niết bàn lại là ngày Kiến gia Hoàng hậu bị hạ giá2 tuy đã đổi tên gọi là công chúa, nhưng ở trong họ còn là anh em gần; vì con nhà chài lưới chả biết lễ nghĩa là gì, tập tục loạn luân như thế, từ đời Kinh, Hấp đã có thế rồi. Không may cho vua Huệ Tôn gặp phải, tự cho mình là giai nhân, có biết đâu việc dâm loạn trong nhà họ, cũng như đó rách không giữ nổi con cá lớn, đã từ lâu rồi. Than ôi! Gây dựng nên triều đình nhà Trần là triều đình dâm loạn như loài chim muông là tự việc Thủ Độ lấy Thiên cực mở đầu ra đó. Còn đến việc Thủ Độ chỉ bị tiếng giết vua, mà nhà Trần phải chịu họa báo ứng. Vua Thái Tôn là con rể đã cướp nước lại còn giết cha vợ, sau này Quý Ly đối với nhà Trần cũng là con rể mà cướp nước lại còn cha vợ mà giết con rể; sự hưng vong như giấc mộng, việc báo ứng như cái vòng tròn, ăn ở bất nghĩa có ích gì đâu?

Vua sách phong bà Chiêu Hoàng làm Hoàng hậu tuyển con gái đẹp con nhà lương thiện vào làm cung nhân.

Vua định thể lệ tiền tiêu, dân gian sử dụng tỉnh mạch tiền, một tiền là 69 đồng, tiền thượng cung một tiền là 70 đồng.

Vua xuống chiếu phàm các văn thư, trạng khế dùng cách in tay vào nửa tờ giấy. Vua ra lệnh thi Tam giáo.

Theo thể lệ cũ triều Lý: hàng năm cứ ngày 4 tháng 4 bách quan vào triều rồi lui ra ngoài cửa tây thành, đến đền thờ thần Đồng Cổ, đọc lời thề rằng: "Làm tôi phải tận trung, làm quan phải thanh bạch, ai trái lời thề này thì thần minh hại người ấy". Trai gái đến xem đông như kiến, cho là việc vui, và long trọng.

Thi lại viên bằng cách thức Bạ đầu, (thể thức công văn tư đi lại, gọi là Bạ đầu).

Vua duyệt định sổ đinh, hàng năm cứ đến mùa xuân, xã quan phải khai báo nhân khẩu, người có quan tước thì con cháu được tập ấm, mới được làm quan; người giầu lớn lên mà không có quan tước, thì suốt đời làm lính.

Vua định ra quốc triều Thông phán Hình luật, lễ nghi cộng 20 quyền. Định luật đồ sai dịch, (Tội nặng vừa thì bắt làm việc cày công điền, tội nhẹ phải làm cỏ ở Thăng Long Phượng Thành, lệ thuộc vào quân Tứ Sương).

Vua chia kinh thành làm 61 phường và đặt ra ty Bình Bạc. Vua xuống chiếu: các ty, nha xét kiện, tụng thì được lấy tiền Bình Bạc, (Bình nghĩa là xét đoán, là lấy tiền xét kiện), sau vua Thánh Tôn đổi Bình Bạc ty ra là An Phủ sứ.

Vua cho hoạn quan là Nguyễn Bang Cốc được lĩnh Chư Binh Nữu. (Binh ở đây nghĩa là tướng, Nữu là quyền then chốt).

Vua cho đào các cửa biên Trầm, Hào, từ Thanh Hóa vào đến phía nam Diễn Châu. Vua xuống chiếu: "Các nhà trạm đều tô vẽ tượng Phật".

Tục nước ta: vì nắng bức, nên lập ra nhiều đình quán ở dọc đường cho hành khách nghỉ ngơi, tránh nắng. Khi Vua còn hàn vi, thường vào nghỉ ở một cái đình, có thày tăng bảo rằng: "Cậu bé này ngày sau phải đại quý", nói rồi, không biết thày tăng ấy đi đâu mất, cho nên đến khi bấy giờ phàm chỗ nào có quán trạm đều tô vẽ tượng Phật.

Thi Thái học sinh, lấy đỗ: Trương Hanh, nhất giáp, Đặng Diễn, nhị giáp, Trần Chu Phổ, tam giáp.

Một phần của tài liệu Việt Nam sử lược (Trang 68 - 69)