Vịnh cảnh vật Thiên Trường, mừng rằng đã bình được giặc, lần đi này vui hơn lần đi trước.

Một phần của tài liệu Việt Nam sử lược (Trang 84 - 86)

quân sĩ, voi ngựa mất hết, sắp có sự khinh rẻ ta, nên phải đại cử để thị oai". Quần thần đều nói: "Thánh nhân lo xa, không ai nghĩ kịp"

Thượng hoàng mất (Đỗ Quốc Kế nói: thần được biết khi cư tang không làm cho ai đau thương, xin vua nên cưỡi ngựa thay cho kiệu do người khiêng. Vua nghe lời, nên chỉ dùng yên ngựa mộc).

Cử Phí Mệnh làm quan An phủ Diễn Châu. Mệnh ở nơi làm quan, có tiếng tham ô, Vua triệu về đánh trượng, sau lại được tiếng là công bình, thanh liêmk, dân Diễn Châu có câu ca: "Diễn Châu An phủ thanh như thủy"1.

Lập Hoàng tử Thuyên làm Thái tử.

Nhà Nguyên sai Trương Lập Đạo đến nói: "Quân sang năm trước không phải chú ý của vua, là vì biên thần dèm pha mà sinh ra đó"; nhân tiện lại yêu cầu Vua phải vào chầu, Vua cáo từ là có tang, liền sai Nguyễn Đại Phạp dâng biểu lên tạ lỗi: Sứ thần đi đến Ngạc Châu, thấy Ích Tắc ngồi ở sảnh đường, nói rằng: "Mày có phải là thư nhi nhà Chiêu Đạo Vương đó chăng?". (Chiêu Đạo Vương là con vua Thái Tôn, anh cùng mẹ với Ích Tắc). Đại Phạp nói: "Việc đời biến chuyển, ta trước là thư nhi, nay là vị sứ thần một nước, cũng như quan Bình Chương (chức của Nguyên cho Ích Tắc) xưa là con vua này lại là tên giặc đầu hàng" Ích Tắc xấu hổ lắm, từ đ61y khi trông thấy sứ thần nước ta, không dám ngồi ở sảnh đường nữa.

(Từ khi Ích Tắc đầu hàng, người Nguyên thường cho quan dẫn về nước, nhưng không xong, thì cho ở Ngạc Châu, trải qua các đời vua Thế Tổ, Thanh Tôn và Vũ Tôn nhà Nguyên, chúng thương tuổi già vẫn trọng đãi, lời trong tờ chế cáo phong Ích Tắc đại lược có câu: Quân nhà vua đã vài lần đưa về, cũng như với kẻ chết đuối, cứu kẻ bị cháy, gần 30 năm ở tỉnh Hồ, được có quan tước và nhà ở, trải qua 4 triều, vẫn một dạ trung thành. Ích Tắc 76 tuổi thì mất).

Vua đi chơi, gặp gia đồng các nhà vương hầu, tất gọi tên đến hỏi: Chủ mày đâu? Vẫn răn bảo các vệ sĩ không được quát mắng những người ấy, vì khi có hoạn nạn xưa, chỉ có lũ chúng ở lại, vua cảm công lao đã hộ tụng, mà cho ân huệ đó.

Lời bàn: Khi nước rút thì bờ bến mới hiện ra, gặp vận cùng thì lòng tiết nghĩa mới rõ rệt; khi vô sự và khi lâm nạn, hoàn cảnh khác mà lòng người thường thay đổi mới biết những kẻ mồm mép, sốt sắng không bằng người lão thực mà chuyên nhất. Hai lần

đánh lui quân Nguyên, trèo non lội biển, gối giáo nằm sương, thật là công lao to lớn của chư thần, yên người mà yêu lây cả chim quạ đậu nóc nhà, quen mặt nhớ tên, gặp ở đường cũng ân cần thăm hỏi, có tình chủ bộc thân yêu nhau. Vua Nhân Tôn như thế

thật là khoan hậu.

Vua truyền ngôi cho Thái tử, Thái tử Thuyên lên ngôi Vua, cải niên hiệu là Hưng Long.

Vua Nhân Tôn 16 tuổi làm Thái tử, đã có chí đi tu, xin nhường ngôi vua cho em, vua Thánh Tôn không cho, đến khi nhận truyền ngôi, ban ngày thì làm việc nước, ban đêm vẫn tụng kinh, đến đây lại cùng các vị tăng Pháp Loa (Đồng Kiên Cương), Huyền Quang (Lý Đạo Tái) vân du các núi An Tử, Lôi Âm, giảng cứu nội điển nhà Phật.

Khi trước Nguyên Đại Phạp sang sứ Nguyên, vị từ thần làm tờ biểu, làm các lời kéo dài lời văn, có ước hẹn sang năm sẽ đến cửa vua Nguyên; đến lúc ấy Nguyên lại sai Lương Tăng đến trách, giục phải vào chầu. Thượng hoàng từ chối là bị đau, lại sai Đào Tử Kỳ đưa tờ biểu sách bằng vàng chúc tụng vạn thọ dâng Nguyên, vua Nguyên giận, cầu lưu Tử Kỳ ở Giang Lăng, nghị lại đem quân sang, sai Quốc Kiệu, Cát Ải chia 2 đường thủy và bộ cùng sang, mà cho Ích Tắc đi theo quân đến Tràng Sa, gặp lúc vua Thế Tổ nhà Nguyên mất, vua Thành Tôn lên nối ngôi, mới xuống chiếu bãi việc sai quân ấy, liền cho Tử Kỳ về nươc. Nguyên lại sai Lý Hán làm tờ chiếu dụ, đại lược nói: "Vì vua Nguyên mới lên ngôi, khoan tha cả mọi việc, đã có sắc bãi quân An Nam rồi, từ nay trở đi thì nên nghĩ kỹ về việc sợ oai trời, thờ nước lớn".

1 Quan An phủ Diễn Châu trong sạch như nước.

Bà Khâm Từ Hoàng Thái hậu mất (Thượng hoàng làm chuồng hổ, sai quân sĩ bắt hổ, Vua ơ trên lầu xem, vì thềm lầu thấp, con hổ thoát ra khỏi chuồng, rồi nhảy lên lầu, Hoàng hậu cùng thi nữ lấy chiếu che cho Thượng hoàng, con hổ vội vàng nhảy xuống, không động chạm gì đến Thượng hoàng. Lại một lần xem đấu voi ở sân rồng, con voi đột nhập, tả hữu chạy cả, duy chỉ còn một Thái hậu ở lại, xem thế đủ biết Thái hậu cũng là bậc anh hùng trong nữ lưu).

Bà Khâm Từ Thái hậu mất rồi, bà Truyền Từ Hoàng hậu mới được chủ việc trong nhà; tính bà thẳng mà dạy bảo thì nghiêm, vua Anh Tôn lại phụng thừa rất cẩn trọng, Thượng hoàng khen lắm, nói bằng tên gọi vua là Hiếu Hoàng, không thẹn gì với tên đó, thì nên lấy tên ấy mà gọi Quan gia1 sau này.

ANH TÔN HOÀNG ĐẾ

Tên là Thuyên, Thái tử của Vua Nhân Tôn, ở ngôi vua 21 năm. Vua khéo thừa kế nghiệp vua, làm cho nước thịnh trị, thái bình, cũng là vị vua anh minh trong đời Trần.

Niên hiệu Hưng Long thứ hai. Thượng tướng là Quang Khải mất.

Quang Khải có học thức, thông hiểu các thứ tiếng Mán mọi, và ngoại quốc mỗi khi có sứ nước Tàu sang, tất cử ông xung vào bạn tiếp. Khi xưa theo vua Thánh Tôn đánh giặc, vua Thái Tôn triệu Quốc Tuấn muốn cho làm chức Tư đồ, ông từ chối nói: "Vua đi xa, Quang Khải hỗ giá, mà Bệ hạ tự tiện cho thần quan chức, e có điều không tiện, Thần không dám nhận, đến khi vua Thánh Tôn trở về kinh đô, việc ấy mới thôi Quốc Tuấn và Quang Khải vẫn không hiệp ý với nhau, đến sau thì lại thân mật với nhau, đồng tâm mà giúp nhà vua, hai ông là có công đần hơn cả. Khi mất, ông 54 tuổi, con ông là Văn Túc có tiếng về văn học thời bấy giờ, chái là Oai Túc, tằng tôn là Nguyên Đán cũng đều có tiếng; phúc trạch sâu dày, cùng với nhà Vua lâu dài mãi mãi.

Khen thưởng tiết phụ là Lê Thị (chồng là Phạm Mưu sang sứ Nguyên rồi mất) Lê Thị được tin, thương xót không ăn, chết theo, Vua xuống chiếu cho vàng và lụa để an ủi.

Trần Thời Kiến làm quan An Phủ sứ Thiên Trường, có người dân quê đem biếu ông mâm cỗ, hỏi lý do, thì người ấy trả lời; vì ở gần công đường của ông, chứ không thỉnh cầu điều gì, được vài hôm, quả nhiên người ấy nhờ ông có việc, ông móc họng thổ ra. Đến lúc ấy làm quan kiểm pháp, có việc kiện, lấy lý do mà đoán quyết, có việc gì thì ứng phó theo phép, người ta đều khen là người xử kiện giỏi, sau làm chức Gián nghị Đại phu (Thời Kiến người làng Cự Xạ, huyện Đông Triều, tính cương trực, là môn khách nhà Hưng Đạo). Vua cho ông cái hốt, ngự chế bài minh khắc vào cái hồi ấy rằng2 "Thái Sơn tinh cao, tượng hốt trinh liệt, linh trĩ chãi gốc, vĩ hốt nam chiết".

Cử Đoàn Nhữ Hài làm Ngự sử Trung Tán. Khi bấy giờ Thượng hoàng về kinh đô, các người trong và ngoài không ai biết, đi bách bộ xem khắp cung điện, không thấy Vua đâu, lấy làm lạ, mới hỏi, biết rằng Vua uống rượu xương bồ say quá, cung nhân vào gọi không dậy được, Thượng hoàng giận lắm, lập tức về Thiên Trường, xuống chiếu cho bách quan phải họp để điểm mục, đến quá trưa, Vua mới tỉnh, sợ lắm, đi bộ qua chùa Tư Phúc, trông thấy học sinh Đoàn Nhữ Hài, bảo rằng: "Ta vì quá say rượu, đắc tội với Thượng hoàng, muốn có tờ biểu tạ lỗi, ngươi thảo cho ta". Nhữ Hài phụng chỉ làm xong ngay, lập tức dùng thuyền nhanh đương đêm về Thiên Trường, sai Nhữ Hài mang tờ biểu đi theo. Thượng hoàng hỏi đó là người nào, nội thần tâu là người của quan gia dâng biểu, Thượng hoàng không trả lời. Đến chiều, gió mưa to kéo đến, Nhữ Hài vẫn quỳ không đứng lên. Thượng hoàng hỏi người quỳ ở giữa sân còn đó không, sai đưa tờ biểu vào xem, thấy từ ý rất khẩn thiết, mới triệu Vua vào bảo rằng: "Trẫm còn có con khác có thể nối ngôi vua được, trẫm còn sống mà còn như thế, sau này còn biết đến thế nào". Vua cúi đầu tạ lỗi, Thượng hoàng lại hỏi ai làm bài biểu đó, Vua trả lời: "Người học trò là Đoàn Nhữ Hài" Thượng hoàng triệu Nhữ Hài bảo rằng: "Tờ biểu của người soạn ra đó, rất vừa lòng ta". Liền cho quan gia lại

Một phần của tài liệu Việt Nam sử lược (Trang 84 - 86)