VUA GIẢN ĐỊNH ĐẾ

Một phần của tài liệu Việt Nam sử lược (Trang 114)

Vua tên là Ngỗi, con thứ vua Nghệ Tôn, hiệu là Giản Định. Cuối đời Hồ, Vua khởi binh phục hưng nhà Trần, ở ngôi vua hai năm, bị quân Minh bắt, đó tuy là lòng trời, nhưng cũng tại người làm hỏng việc.

Tháng 2, niên hiệu Hưng Khánh thứ nhất, Hồ Trừng tiến quân đến Lỗ Giang, người Minh chiếm cứ hai bên bờ sông đánh giáp lại, quân Trừng thua, Quý Ly, Hán Thương cùng về Thanh Hóa, dân chúng kinh đô và các lộ, phần nhiều theo giặc Minh mà phản họ Hồ, rồi đầu hàng quân Minh, người Kinh và người các lộ bị người Minh xử tàn khốc, ai cũng có dị chí mưu phản lại Minh.

Nhà Minh xuống chiếu tìm con cháu họ Trần, kỳ lão nói: "Bị Lê Quý Ly giết hết cả, không còn ai nối dõi họ Trần được. An Nam vốn xưa là đất Giao Châu, xin phục lại quân huyện như xưa, để đổi mới cho dân". Nhà Minh bèn đặt ra quận Giao Chỉ, có chức Bố chính Án sát và các phủ huyện nha môn. (Nhà Minh cầu con cháu nhà Trần, đâu phải là chân tâm, cốt để che tai mắt người nước Nam đó; quốc dân cũng biết như thế, chẳng là thuận theo chúng cho xong, chứ có thích gì lập ra phủ huyện).

Quý Ly chạy ra cửa biển Điển Canh, người Minh đuổi theo, quân Hồ bỏ thuyền tự tan vỡ, Ngụy Thức xin 2 cha con Hồ tự đốt mình, nói rằng: "Vua nước đã mất, không chịu chết ở tay người khác". Quý Ly giận chém Thứa; lại chạy đi Kỳ La1, dân nơi ấy có bô lão đến yết kiến, nói: "Nơi này tên là Cơ Lê, có điềm không hay, xin đừng ở lại đây" (Bô lão này không muốn cha con Hồ ở đấy, nên phiên vận đi, để dọa y đó), Quý Ly lại chém người này. Người Minh kéo thẳng đến Nhật Nam, bắt được Quý Ly ở bãi biển Chỉ Chỉ, bắt được Hán Thương ở cửa biển Kỳ La, bắt được Quốc Trưng ở núi Cao Vọng, ngoài ra còn bao nhiêu người đều bị bắt hết; duy có quan Hành khiển Ngô Miễn nhảy xuống nước chết, vợ y là Nguyễn Thị nói: "Chồng tôi tử tiết, thế là đắc sở rồi; nếu tôi còn sống là phụ chồng tôi, tôi không nỡ thế"; rồi cùng nhảy xuống nước mà chết.

Kỳ La có núi Thiên Cầm2, là nơi 2 cha con Hồ bị bắt, nên gọi tên là Thiên Cầm. Lại trong cựu sử: Khôi thường chơi ở đó, nghe tiếng sáo trời, nên gọi tên là Thiên Cầm, chữ Cầm là đàn viết lầm chữ cầm là bắt.

Một phần của tài liệu Việt Nam sử lược (Trang 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)