KHAI MINH VƯƠNG

Một phần của tài liệu Việt Nam sử lược (Trang 40)

Tên là Long Đĩnh, lại có tên là Chí Trung, trước được phong làm Khai Minh Vương, giết vua Trung Tôn mà cướp ngôi, tự lập lên làm vua, bị đau chỉ nằm mà coi triều.

Vua cải định quan chế triều phục và phẩm cấp các quan văn, vũ và tăng đạo, hết thảy theo chế độ nhà Tống.

Khi bấy giờ các con vua Đại Hành tranh nhau ngôi vua, trong nước nhiễu loạn, người nước ta là Khánh Tập chạy sang Tống, nói với Lăng Sách, Tri châu ở Quảng châu xin thừa lúc này xuất quân, thì y xin làm tiên phong, có thể hẹn ngày mà lấy được nước Nam Sách tâu lên triều đình, vua Tống lấy cớ rằng: "Nhà Lê lâu nay vẫn đi lại cống hiến, không nỡ thừa lúc vua Lê có tang mà đem quân sang đánh". Vua Tống sai An phủ sứ Thiệu Việt đưa thư hiểu dụ: "Không nên hại lẫn nhau, đến khi quân thiên triều đến hỏi tội, thì hối không kịp". Khai Minh Vương sợ, xin cho em là Minh Để vào cống. Khi Để ở Tống về, vì thấy trong nước có loạn, nên không về nước, ở lại Quảng Châu. Vua Tống sai người bảo Để được tự chọn lấy cách đi hay ở; Nếu muốn về thì sẽ cho người lấy thuyền cho về. Thiệu Việp muốn thừa cơ hội ấy mưu đồ lấy nước ta, bèn dâng bản đồ, đường thủy đường bộ từ Ung Châu đến Giao Châu. Vua nhà Tống bảo quần thần rằng: "Nước Giao Châu có chướng khí độc, nếu dùng đến quân thì tổn hại rất nhiều, không bằng cứ giữ bờ cõi của mình" việc ấy mới thôi. Vua Tống sai sứ phong cho Long Đĩnh làm Giao Chỉ Quận Vương (Đĩnh đổi niên hiệu là Cảnh Thụy). Long Đĩnh sai sứ hiến nhà Tống con tê, để xin giát vàng cả mũ áo, vua Tống y cho, Đĩnh lại xin cho dân được buôn bán ở Ung Châu, vua Tống lấy cớ rằng Ung Châu là chỗ hiểm trở, cổ họng ở biên giới nên không cho, chỉ cho buôn bán ở Châu Liêm và trại Như Hồng thôi.

Vua Long Đĩnh đi Ái Châu, đến sông Vũ Lũng, tương truyền sông đó có thủy quái hung dữ, không lội qua được Vua sai đóng thuyền để sang sông, lại sai đào cảng, đắp đường, lập bia, khởi tự sông Văn Lũng đến sông Vũ Lũng, là theo lời xin của Kiểu Hành Hiến.

Trước kia Đĩnh cầu xin làm Thái tử không được, giận lắm, khi cướp ngôi lên làm vua, tha hồ làm ác, khi đi đánh động Mán, bắt được người Mán thì dùng gậy mà đánh người Mán đau kêu to, gọi đếm tên vua Đại Hành, thì Đĩnh thích lắm. Lại sai con hát tuồng là Thư Tâm cầm dao cùn cắt lọn thịt ra, người Mán đau kêu thảm thiết thì cười rằng không quen chết; hay là làm cái chuồng nhốt người vào rồi đốt cháy, hay là khi thủy triều xuống, sai người làm cái chuồng đuổi người vào trong bỏ xuống nước, đợi thuỷ triều lên to sặc nước kêu lên mà chết; thường tiện đốt miá ở trên đầu nhà sư Quách Ngang giả cách lở tay, dao chém vào đầu chảy máu, để làm trò vui; mỗi khi có chầu tất phải sai bọn làm khôi hài, làm trò cười ầmlên, để làm lẫn cả những lời tâu việc của quan.

Những việc Long Đĩnh làm, như là tiện mía đầu sư, buộc cỏ vào lưng tù đốt, làm chuồng dưới nước, giồng cây nung đỏ bắt leo, những hình phạt ấy, dù ác như Kiệt Trụ cũng không quá đến thế; đến như oán cha, đánh tù bắt gọi tên cha ra mà làm trò vui thì lại cùng với Đông Hôn và Thiên Nguyên, cùng là loài cầm thú ác độc vậy.

Tả Thân Vệ là Lý Công Uẩn tự lập làm Vua. Khi trước chùa Cổ Pháp1 có cây đa bị sét đánh đổ, ở ruột cây đa có chữ rằng: "Thụ căn liễu liễu, mộc biểu thanh thanh, hòa đao mộc lạc, thập bát tử thành, đông a nhập địa, dị mộc tái sinh, chấn cung xuất nhật, đoài cung ẩn tinh, lục thất niên gian, thiên hạ thái bình" (gốc cây to xù, lá cây xanh xanh, cây hòa đao rụng, thập bát tử là chữ Lý) nhà đông a vào trong đất (đông a là chữ Trần), cây khác lại sinh (dị mộc là Hậu Lê) cung chấn mọc mặt trời (có lẽ là chữ Mạc), cung đoài sao ẩn(có lẽ là Tây Sơn) khoảng sáu, bẩy năm, thiên hạ thái bình (lục thất là chữ Nguyễn). Nhà sư Vạn Hạnh bảo riêng công Uẩn rằng: "cứ theo lời sấm này, thì họ Lý phải nổi lên, hiện nay không ai bằng ông cả". Công Uẩn sợ câu nói ấy tiết lộ, sai người giấu Vạn Hạnh vào trong núi Tiêu Sơn. Thời bấy giờ vua ăn qủa khế trong ruột có hột lý(hột mận) nhân lại có lời sấm đó nữa, mật sai tìm người họ Lý giết đi, Công Uẩn ở luôn bên mình mà không biết. Ông Đào Cam Mộc dò biết Công Uẩn rằng:"Lòng dân ngong ngóng, muốn được có bậc chân chúa, sao ông không nhân lúc này, theo dấ vết vua Thang,

Một phần của tài liệu Việt Nam sử lược (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)