1.Kiểu Tam Chế tên là Công Hãn chiếm giữ Phong Châu (ở vào khoảng phủ Vĩnh Tường, trước thuộc tỉnh Sơn Tây nay thuộc tỉnh Vĩnh Yên- ND).
2. Nguyễn Thái Bình tên Khoan, một tên nữa là Ký, chiếm giữ Vũng Nguyễn Gia (thôn Vĩnh Mộ, huyện Yên Lạc-ND)2.
3. Trần Công Lãm3 tên là Nhật Khánh chiếm giũ Đường Lâm (bây giờ là làng Cam Lâm, huyện Phúc Thọ, tỉnh Sơn Tây- ND).
4. Đỗ Cảnh Công tên là Cảnh Thạc, chiếm giữĐỗĐộng (thuộc huyện Thanh Oai) (Đỗ Cảnh Thạc là tướng của nhà Ngô- ND).
5. Nguyễn Du Dịch tên là Xương Xí4 chiếm giữ Vương Cảo (?).
6. Nguyễn Lãng Công5 tên Khuê chiến, giữ Siêu Loại (nguyên trước là làng Thổ Lội, sau đổi là Siêu Loại, lại đổi là Thuận Quang thuộc tỉnh Bắc Ninh- ND).
7. Nguyễn Lịnh Công tên là Thủ Tiệp chiếm giữ Tiên Du (thuộc tỉnh Băc Ninh- ND). 8. Lữ Tả Công tên là Quánh6 chiếm giữ Tế Giang (Văn Giang, Bắc Ninh- ND). 9.Nguyễn Hữu Công tên là Siêu, chiếm giữ Phù Liệt (Thanh Trì, Hà Đông).
1. Kiểu Lệnh Công tên là Thuận giữ Hồi Hồ (tức Cấm Khê, nay ở địa hạt phủ Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Yên- ND).
2. Phạm Phòng Át tên là Bạch Hổ chiếm giữĐằng Châu (Hưng Yên).
12.Trần Minh Công tên Lãm chiếm giữ Giang Bố Khẩu (kỳ Bố, tỉnh Thái Bình).
Mười hai sứ quân nổi lên bắt đầu năm Ất Sửu (năm 965) và chấm dứt vào năm Đinh Mão (năm 967) gồm có 3 năm thì Đinh Tiên Vương (Đinh Bộ Lĩnh) mới thôn tính được hết cả1.
1 Vua Thái Tổ nhà Hậu Tống họ Triệu, tên Khuông Dận, người Trác quận, làm quan cho nhà Chu, soán ngôi, ở ngôi tất cảđược 16 năm (960- 975). năm (960- 975).
2 Nguyễn Khoan chiếm giữ Tam Đái, một tên phủ vềđời Hậu Lê thuộc Sơn Tây, gồm 6 huyện: Phù Ninh (nay là Phú Thọ), Bạch Hạc, Lập Thạch, Yên Lạc (nay thuộc tỉnh Vĩnh Yên), Yên Lãng (nay thuộc Phúc Yên) và Tân Phong (nay là Quảng Oai thuộc Sơn Hạc, Lập Thạch, Yên Lạc (nay thuộc tỉnh Vĩnh Yên), Yên Lãng (nay thuộc Phúc Yên) và Tân Phong (nay là Quảng Oai thuộc Sơn Tây).
3 "Đại việt sử ký toàn thư" chép là Ngô Lãm Công.