Thiên1. Nhà vua thấy sự linh dị ấy, càng thương mến nó nhiều hơn. Lúc bấy giờ nhà vua không có con nối dõi nên muốn lập Giác Hoàng làm Thái tử, quần thần không chịu, đành thôi. Nhưng rồi nhà vua lại bày ra hội chay ở trong cung cấm, muốn sai Giác Hoàng đầu thai thác hóa làm con mình. Đang khi ấy, có bậc thiền sưở núi Phật Tích là Từ Lộ (hiệu là) Đạo Hạnh nghe vậy thì không vui. Từ Lộ bèn sai người em gái của ngài là Từ Thị đến dự hội mà bí mật lấy mấy viên ngọc đã được ấn bùa phép trao cho và dặn rằng: "Đến cái chổ hội ấy thì giấu mấy hạt ngọc sau tấm rèm, chớ có để cho người ta thấy, biết". Từ Thị
làm theo như lời nói ấy. Giác Hoàng bổng nhiên mắc bệnh sốt, bèn nói với người ta rằng: "tôi thấy đầy khắp cõi nước nhà đều có lưỡi sắt, cạm bẩy2 không có đường để thác sinh vào ở trong cung nữa" Nhà vua sai lục soát kỷ thì bắt được mấy viên ngọc của Từ Thị cất giấu. Rồi bắt giữ Từ Lộ ở mái hiên Hưng Thánh và sắp ghép ngài vào đường tù tội. Sùng Hiền hầu3 vào chầu vua; Từ Lộ kêu than rằng "Xin hiền hầu hết lòng cứu bần tăng, may mà được thoát ra khỏi thì bần tăng sẻ nhập vào làm đứa con hầu ngài
đểđền đáp cái công đức ấy". Hiền hầu vâng dạ, hứa cứu giúp, rồi đi vào tiếp kiến nhà vua biện bạch đủ
mọi lý lẽ. Hiền hầu nói: "Giác Hoàng có thần lực thật đấy, mà bị Từ Lộ cản trở thì đó là Từ Lộ thắng Giác Hoàng. Sự việc rõ rệt như thế thì không gì bằng cho Từ Lộ thác sinh".
Nhà vua tha cho Từ Lộ. Giác Hoàng bệnh nguy kịch, mới dặn bảo rằng: "Sau khi tôi chết nên xây cái tháp ở núi Tiên Du để chôn cất".
Mùa hạ, tháng 4 được dâng cỏ chi cùng hoa ưu đàm và chim quạ trắng. Mùa thu, tháng 9 rồng vàng hiện ra ởđiện Vĩnh Quang.
Mùa đông, tháng 10 rồng đen hiện ra ở trong cung.
Năm Quý Tỵ (năm 1113- ND) là năm Hội Tường Đại Khánh thứ 4: Có người dâng hươu trắng.
Mùa thu, tháng 8 rồng vàng hiện ra ởđiện Đại Minh.
Năm Giáp Ngọ (năm 1114- ND) là năm Hội Tường Đại Khánh thứ 5: Mùa xuân, tháng giêng có tuyết lành rơi xuống.
Tháng 3, rồng vàng hiện ra ở tháp Chương Sơn, quấn quanh tháp ba vòng. Có người dâng chim sẻ trắng và rùa có sáu con ngươi.
Mùa đông, tháng 10 sai quan Nội thường thị là Lê Bá Ngọc làm Đại Lý tự4.
Dựng chùa Thắng Nghiêm, đặt nhà Thiện Pháp. Bốn mặt xây lầu để dựng tượng Phật quí 1000 pho.
Viên ngoại lang là Đào Tín Hậu đem cho 10 con voi. Sai sứđi Tống.
Năm Ất Tỵ (năm 1115- ND) là năm Hội Tường Đại Khánh thứ 6: Mùa xuân, tháng 2 được dâng cái hoa cà kết ba quả.
Tháng 3, chùa Sùng Phước ở làng Siêu Loại (Bắc Ninh- ND) hoàn thành. Mùa hạ, tháng 6 mặt trời có hai quầng tròn.
Mùa thu, tháng 7 có người dâng con rùa vàng.
Năm Bính Thân (1116- ND) là năm Hội Tường Đại Khánh thứ 7: