Có sách chép là Hồ Thiên.

Một phần của tài liệu Đại Việt Sử Lược- Khuyết Danh (Trang 47 - 48)

Năm Kỷ Hợi (năm 1059- ND) là năm Long Thụy Thái Bình thứ 6:

Mùa xuân, tháng 3 vua đi săn ở sông Nam Bình thuộc Lạng Châu, nhân tiện vua ghé thăm nhà của phò mã là Thân Cảnh Nguyên1

Xây chùa Sùng Nghiêm Báo Quốc ở châu Võ Ninh. Mùa hạ, tháng 6 rồng vàng hiện ra ởđiện Vĩnh Thọ.

Ngày Quý Vị đổi niên hiệu, lấy năm Long Thụy Thái Bình thứ 6, làm năm Chương Thánh Gia Khánh thứ nhất.

Mùa thu, tháng 8, ngày Đinh Sửu vua ngựởđiện Thủy Tinh cấp cho quần thần mũ phốc đầu2 và

ủng (giày). Quần thần đội mũ, mang ủng bắt đầu từđấy. Ngày Bính Tuất rồng vàng hiện ra ởđiện Trường Xuân.

Đặt cho ngôi tháp ởĐồ Sơn tên hiệu là tháp Tường Long. Tuyển chọn những người ở trại Kinh Sư làm Hoàng nam3. Dựng cửa Diên Hưng Thổ Hằng.

Chiêm Thành sang cống.

Năm Canh Tý (năm 1060- ND) là năm Chương Thánh Gia Khánh thứ 2: Vua hạ lệnh cấm bọn lính Ngự thuyền hoả, Củng thánh hỏa và Tùy Long hỏa cùng với bọn nhà bếp không được ra vào thềm ngự

nói chuyện với bọn tiểu chi hậu, trao đổi tin tức hay đồ vật cho nhau4. Kẻ nào trái lệnh bị tội chết mà gặp kỳ xá tội cũng không tha.

Tháng 2, ngày Nhâm Tý vua đi châu Tây Nguyên5 bắt voi, bắt được ba con voi trắng.

Mùa thu, tháng 6 quan Lạng châu mục là Thân Thiệu Thái đem binh vào huyện Nhử Ngao ở châu Tây Bình thuộc địa giới nhà Tống để bắt người bản châu đào vong. Bắt sống được nhóm ấy, tính ra, có sứ là Dương Lữ Tài và Nam, Nữ, trâu, ngựa không thểđếm xuể. Nhà Tống sai quan Lại Bộ Thị Lang là Dư Tĩnh đến Ung Châu thảo luận về việc ấy. Vua lại sai Bùi Gia Hựu tới Ung Châu bàn nghị. Dư Tĩnh đem nhiều của đút lót Bùi Gia Hựu và gỡi thư cho Hựu mang về, xin vua trả lại Dương Lữ Tài. Nhà vua không xét.

Mùa thu, tháng 8 vua đi giao Hải Khẩu (cửa biển Giao), rồng vàng hiện ra ở trong thuyền Diêu Xuân, nhân đó mà đổi Giao Hải Khẩu là cửa biển Thiên Phù.

Nhà vua thân hành phiên âm nhạc khúc và điệu trống6 Chiêm Thành, rồi sai nhạc công ca. Mùa đông, tháng 10 xây hành cung ở Diêu Đàm xem cá.

Chiêm Thành sang cống.

Châu Vị Long dâng con voi trắng.

Một phần của tài liệu Đại Việt Sử Lược- Khuyết Danh (Trang 47 - 48)