Viết ở đây là viết ám tả và thí sinh đã ở trình độ biết làm thơ, làm phú.

Một phần của tài liệu Đại Việt Sử Lược- Khuyết Danh (Trang 80 - 81)

Ngày Mậu Tuất có người dâng con rùa ba chân, sáu con ngươi. Năm Canh Tý (năm 1180- ND) là năm Trinh phù thứ 5:

Nhà vua xuống chiếu cho hàng Tam giáo (Nho, Phật, Lão) sửa sang các văn bia ở trong đại nội.

Định lại cái lệ cho các bậc vương hầu vào chầu.

Mùa hạ, cho viên Lệnh thư gia là Nguyễn Ngọ làm Phó hành khiển.

Đầu mùa thu lụt lội, nước tràn vào điện Vĩnh Quang và điện Hội Tiên.

Động Đất.

Mùa đông, cho quan Thủ lãnh châu Vị Long là Hà Công Phụ cưới Công chúa Hoa Dương. Năm Tân Sửu (năm 1181- ND) là năm Trinh phù thứ 6:

Mùa hạ, tháng 4 sao Huỳnh Hoặc4 nhập vào sao Nam đẩu. Xảy nạn đói lớn, dân chết gần một nửa.

Năm Nhâm Dần (năm 1182- ND) là năm Trinh phù thứ 7:

Mùa xuân, tháng 3 cho Ngọc gia Viên ngoại lang là Tiêu Nhữ Dực làm Bình bạc ty. Mùa hạ, Đỗ An Thuận dâng con quạ trắng.

Cho viên Trung thư hỏa là Chu Thoại Lương làm Trung thư lệnh Thư gia.

Dùng Đỗ An Thuận5 làm Thái sư phụ chính. Người thời bấy giờ kinh sợ cái oai quyền của ông. Phàm có việc kiện cáo, viên quan Tư lại truy xét không xong mà Đỗ An Thuận sai viên Cân Xa Nhi truy xét là những kẻ kiện cáo đứng ngay dậy đến hầu việc phân xử. Việc này làm cho tên ưu nhân (người hát xướng, đóng trò ở cung điện vua- ND) phải bày trò diễu cợt như sau đây:

Hắn dùng một người là quan Thượng thư bộ Hình. Quan Thượng thư bộ Hình này sai viên Tư lại truy xét những vụ về nhục hình thì những kẻ (liên hệ vụ án- ND) không chịu đến. Tên ưu nhân mới nói rằng: "Sao mày không xưng là Cân Xa Nhi của Thái sư?" Viên Tư lại vâng theo như lời nói ấy, quả nhiên

được việc.

Mùa đông, tháng chạp ngày Nhâm Dần vua bắt đầu ngựở nhà Kinh Diên6. Ra lệnh cấm, không được giết trâu7, không được dùng chỉ vàng may áo xiêm1.

1 Thơ có nhiều thể, nhưng thể thông thường nhất trong việc thi cử buổi xưa là Đường luật, tức là thể thơđặt ra từđời nhà Đường (618- 907). Thể này có niêm luật nhất định và có hai lối. Mỗi bài bốn câu là Tứ tuyệt, mỗi bài tám câu là Bát cú. (618- 907). Thể này có niêm luật nhất định và có hai lối. Mỗi bài bốn câu là Tứ tuyệt, mỗi bài tám câu là Bát cú.

2 Phú: Nghĩa đen là mô tả, giải bày. Là một thể văn có vần, có đối hoặc không có đối dùng để tả tình tả cảnh. Thể phú có vần mà không có đối, không theo luật bằng trắc là thể cũ. Thể phú thông dụng nhất là phú làm theo thểĐường luật, có vần, có đối, có không có đối, không theo luật bằng trắc là thể cũ. Thể phú thông dụng nhất là phú làm theo thểĐường luật, có vần, có đối, có luật bằng trắc nhất định.

3 Kinh nghĩa: Kinh là kinh sách, tức là các kinh: Luận ngữ, Mạnh tử, Đại học, Trung dung, Thi, Thư, Dịch, Lễ ký và Xuân thu. Gồm có chín kinh. Kinh nghĩa là một bài văn giải thích rõ ràng ý nghĩa một câu hay một đoạn trích từ các kinh ấy. Vì vậy kinh nghĩa còn có chín kinh. Kinh nghĩa là một bài văn giải thích rõ ràng ý nghĩa một câu hay một đoạn trích từ các kinh ấy. Vì vậy kinh nghĩa còn gọi là tinh nghĩa. Kinh nghĩa thường làm theo lối "bát cổ" là một thể văn gồm có tám vế, có đối mà không có vần. Lối này còn gọi là biền văn (Biền: hai con ngựa chạy sóng đôi).

Một phần của tài liệu Đại Việt Sử Lược- Khuyết Danh (Trang 80 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)