Nhà vua hạ chiếu lấy vàng ở trong kho ra mạ tượng Phạn Vương1 và tượng Đế Thích2 rồi cho đặt vào chùa Thiên Phù, chùa Thiên Hỗ. (Có sách chép Thiên Hựu- ND).
Năm Kỷ Mão (năm 1159- ND) là năm Đại Định thứ 20:
Vua hạ chiếu xuống rằng Chức quan Nội Minh Tự và hàng quan Đại Liêu ban gọi nhau là Thái phó. Quan Lang tướng, Thượng chế, Sùng ban cho đến các bậc Cung Phụng, Thị cấm và Điện trực thì gọi là Thái bảo. Người không có quan tước thì gọi là Quản giáp. Quan Chi hậu và quan Hỏa đầu gọi nhau là Phụng ngự. Tảo hoành gọi là Chủđô.
Cây cột chùa Thiên Phù và chùa Thiên Hỗ (có sách chép Thiên Hựu- ND) chảy máu. Năm Canh Thìn (năm 1160- ND) là năm Đại Định thứ 21:
Dựng đền Nhị nữ (Hai Bà) và đền Xi Vưu3ở phường Bố Cái. Chiêm Thành sang cống.
Năm Đại Định thứ 22 (năm Tân Tỵ 1161- ND): Mùa thu, tháng 7 dựng chùa Pháp Vân ở Cổ Châu4. Thái hậu từ trần đặt tên thụy là Linh Chiếu.
Bình Long Trường5 làm phản. Vua sai Thiếu sư là Phí Công Tín đi đánh dẹp. Năm Nhâm Ngọ (năm 1162- ND) là năm Đại Định thứ 23:
Vua hạ chiếu cho những người từ 60 tuổi trở lên làm Lão liệt (già yếu). Những người trẻ từ 17
đến 19 tuổi làm Đệ nhị đẳng, từ 16 tuổi trở xuống làm Hoàng nam. Lại có chiếu ban bố rằng: "Ai tự hủy hoại thân thể (cắt, cứa gây thương tích) thì bị phạt 80 trượng và tích vào bắp tay trái 23 chữ rồi thả trở
vềđịa vị cũ.
Tháng thứ hai mùa hạ (tháng 5) động đất.
Mùa thu, dựng đài Chúng Tiên, tầng trên lợp ngói vàng, tầng dưới lợp ngói bạc. Năm Quí Mùi (năm 1163- ND) là năm Chánh Long Bảo Ứng thứ nhất:
Tháng giêng đổi niên hiệu.
Ra lệng cấm mọi người không được dùng loại ngọc giả.
Tháng 5 Tống Hiếu Tông6 lên ngôi sai sứ mang lễ vật và quốc thư đến châu khâm, nhà vua sai sứđón tiếp.
Năm Giáp Thân (năm 1164- ND) là năm Chánh Long Bảo Ứng thứ 2: Mùa xuân, tháng 3 sửa lại điện Thiên An.
Dân man Lộng Lạc ở miệt sông Mang Quáng (nay thuộc Sơn La- ND) làm phản, vua sai Tô Hiến Thành7đánh dẹp chúng.