Nhờ vậy mà dưới triều vua Thái Tổ không còn tỉnh trạng dân đen vì thiếu thuế khóa phải bỏ nhà cửa trốn tránh đin ơi khác như

Một phần của tài liệu Đại Việt Sử Lược- Khuyết Danh (Trang 37 - 38)

những thời trước.

4 Sách "An Nam chí lược" cuả Lê Tắt chép: "Tháng hai niên hiệu Thiên Hy năm đầu Tống Chân Tông phong vua làm Nam Bình Vương. Như vậy Tây lịch là năm 1018. Có sách lại chép việc phong vương này vào năm 1016 (?). Vương. Như vậy Tây lịch là năm 1018. Có sách lại chép việc phong vương này vào năm 1016 (?).

Năm Mậu Ngọ (năm 1018) là năm Thuận Thiên thứ 9: Sai Nguyễn Thanh Đạo sang nhà Tống xin

được kinh Tam Tạng1.

Năm Canh Thân (năm 1020) là năm Thuận Thiên thứ 11 vua sai con đi đánh và thắng được Chiêm Thành. Trước kia, điện Càn Nguyên rung chuyển nên phải cho thị triều ở điện phía đông, nay lại rung chuyển nữa nên cho thị triều ởđiện phía tây.

Năm Tân Dậu (năm 1921) là năm Thuận Thiên thứ 12, mùa xuân, tháng 2, ngày Mậu Tý là ngày sinh nhật của vua. Dùng ngày ấy là tiết thiên Thành. Vua cho làm "Vạn tuế Nam sơn"2 ở ngoài cửa Quảng Phúc, làm nhiều hình chim bay thú chạy bày la liệt trên đó.

Năm Nhâm Tuất (năm 1022- ND) là năm Thuận Thiên thứ 13, vua sai Dực Thánh Vương đi đánh

Đại Nguyên Lịch3.

Năm Quí Hợi (năm 1023) là năm Thuận Thiên thứ 14 đổi trấn triều Dương làm Vĩnh An Châu4. Năm Giáp Tý (năm 1024- ND) là năm Thuận Thiên thứ 15, sai Thái tửđi đánh châu Phong Luân5, sai Khai Quốc Vương đi đánh Châu Đô Kim6. Xây thành Thăng Long.

Năm Ất Sửu (năm 1025- ND) là năm Thuận Thiên thứ 16, thầy Vạn Hạnh hóa (viên tịch). Chân Lạp sang cống. Nhà vua xuống chiếu lập phiên trại ở Hoan Châu để làm ranh giới phía Nam.

Năm Bính Dần (năm 1026- ND) là năm Thuận Thiên thứ 17, sai Thế tửđi đánh Diễn Châu. Sai sứ

giả sang Tống.

Năm Đinh Mão (năm 1027- ND) là năm Thuận Thiên thứ 18, sai Thái tử đi đánh châu Thất Nguyên, sai Đông Chinh Vương đánh Châu Văn7.

Năm Mậu Thìn (năm 1028-ND) là năm Thuận Thiên thứ 19, mùa xuân, tháng 2 vua không được khỏe, đến ngày Mậu Tuất vua từ trần ở điện Long An, hưởng thọ 50 tuổi. Miếu hiệu là Thái Tổ. Long thể được táng tại Thọ Lăng thuộc phủ Thiên Đức.

Thái Tổ trị vì được 20 năm, đổi niên hiệu một lần.

Một phần của tài liệu Đại Việt Sử Lược- Khuyết Danh (Trang 37 - 38)