Xem phép bảo giáp ở trên, số (67).

Một phần của tài liệu Đại Việt Sử Lược- Khuyết Danh (Trang 55 - 56)

phóng mình vào trong lửa để tự thiêu1. Quân sĩ ta tìm Tô Giam không được bèn giết hết quan dân trong thành hơn 5 vạn người.

Chiến dịch đó giết hại dân ở ba châu Ung, Khâm và Liêm đến 10 vạn. Năm Ất Mão (năm 1075- ND) là năm Thái Ninh thứ 3:

Mùa xuân, tháng giêng tâu trình về việc thắng trận. Chiêm Thành sang cống.

Năm Bính Thìn (năm 1076- ND) là năm Thái Ninh thứ 4:

Mùa xuân, tháng 3 vua xem đập ngăn nước, rồng vàng hiện ở trong thuyền vua. Con rùa xanh trên lưng có dấu đồ hình hiện lên (xem chú thích 378- ND).

Mùa thu, tháng 7 nhà Tống sai quan Tuyên phủ sứ Quảng Nam là Quách Quì và Triệu Cao2 làm Chiêu thảo sứ tập hợp chín vị tướng quân kéo binh sang đánh nước ta. Nhà vua sai Nguyễn Thường Kiệt lãnh đạo thủy quân chống cự lại. Hai vị quan hầu tước là Chiêu Văn và Hoằng Chân đều bị chết chìm ở

sông Như Nguyệt3. Quân hai bên cầm cự với nhau hơn một tháng, Thường Kiệt biết sức quân Tống đã mệt mỏi, nên ban đêm qua sông đánh lén một trận, phá hại dữ dội, lính nhà Tống chết đến 50 %; 60 %4

bèn rút lui về giữ châu Quảng Nguyên.

Mùa đông, tháng 10 đổi niên hiệu là Anh Vũ Chiêu Thắng năm thứ nhất. Tháng chạp cho quan Nội cấp sự là Lê Văn Thịnh làm Binh Bộ Thị Lang. Năm Anh Vũ Chiêu Thắng thứ 2; (năm Đinh Tỵ 1077):

Mùa hạ, tháng 5 cho thiết bày ra hội Nhân Vương ở điện Thiên An. (Hội nhà chùa, hội lễ Phật- ND).

Mùa thu, tháng 9 đắp đê ở sông Như Nguyệt, dài 67.380 bộ.

Mùa đông, tháng 10 vua đi Phù Nhân5 xem gặt lúa, rồi lại viếng cửa biển Long Thủy. Rồng hiện ra ở thuyền vua.

Chiêm Thành sang cống.

Năm Mậu Ngọ (năm 1078- ND) là năm Anh Vũ Chiêu Thắng thứ 3: Tháng giêng nhuần sửa lại thành Đại La.

Tháng 2, ngày mồng một hạ chiếu bãi bỏ lễ tiệc mùa thu.

Sai Viên ngoại lang là Đào Tông Nguyên lãnh việc đem voi ngựa năm con sang tặng nhà Tống và xin nhà Tống trả lại các châu: Quảng Nguyên, Tô Châu và Mậu Châu. Nhà Tống đòi trả lại số dân binh ba châu đã bị ta bắt lấy6.

1 Một bậc trung dũng khả kính, thật chẳng khác gì một Thủ Khoa Huân, một Hoàng Diệu... cuả nước ta vào triều Nguyễn gần đây: "Sinh tử vô nhị chí, Trượng phu há trắng tay!". "Sinh tử vô nhị chí, Trượng phu há trắng tay!".

2 Nhiều sách chép là Triệu Tiết phải chăng chữ "Tiết" hơi giống chữ Cao nên có sự chép nhầm ởđây?

Một phần của tài liệu Đại Việt Sử Lược- Khuyết Danh (Trang 55 - 56)