Có bản chép là Lê Ác Thuyên.

Một phần của tài liệu Đại Việt Sử Lược- Khuyết Danh (Trang 40 - 41)

7 Thích Ca hay Thích Già (Sâykya) nguyên là thái tử nước Capila ởẤn Độ, cha là Tịnh Phạn Vương (Suddhodana), mẹ là Ma Da (Maya), họ CồĐàm (Gotama), tên là Tất Đạt Ma (Siddhârtha). Thích ca là tên chủng tộc. Ngài sanh vào thế kỷ thứ sáu và mất vào (Maya), họ CồĐàm (Gotama), tên là Tất Đạt Ma (Siddhârtha). Thích ca là tên chủng tộc. Ngài sanh vào thế kỷ thứ sáu và mất vào khoảng năm 480 trước công nguyên, nghĩa là ở cùng thời với đức Khổng Tử. Ngài thấy nhân sinh vật thường, xuất gia tu luyện, mong tìm lối thoát cho chúng sinh. Khổ hạnh sáu năm biết không đạt được đích, ngài bèn tới núi Ca Da dưới gốc cây BồĐề ngồi xếp bằng nhập định, khuếch thiên đại ngộ thành Vô Thượng Chính Giác. Sau đó, ngài đi thuyết pháp độ sinh trong 45 năm. Đến năm 80 tuổi tịch ở thành Thi Na, giữa hai cây Sa la và vào Nát Bàn. Phật tịch rồi, các đại tử của ngài là Đại Ca Diếp, A Nan v.v... nhóm họp nhiều lần để kết hợp những di giáo mà biên chép ra hai thứ chũ là chữ Phạn và chữ Pali. Phật điển truyền bá ở phương Nam theo kinh bản Pali, ở phương bắc theo kinh bản chữ Phạn. Và, đức Thích ca trở thành vị Phật Tổ của Phật Giáo vậy.

Tháng 4, Vua đi Đỗ Động Giang cày Tịch điền. ruộng này cho giống lúa "chín bông". Vua xuống chiếu đổi ruộng ấy là Ứng Thiên.

Năm Quý Dậu (năm 1033- ND) là năm Thiên Thành thứ 6. Mùa xuân, châu Định Nguyên2 làm phản vua đi đánh dẹp và dẹp yên được.

Tháng 9, châu Trệ Nguyên làm phản, vua thân chinh đánh dẹp.

Năm Giáp Tuất (năm 1033- ND) là năm Thiên Thành thứ 7: vua đổi niên hiệu là Thông Thụy năm thứ nhất.

Vua xuống chiếu cho quần thần đi tâu trình sự gì với vua thì trước hết xưng với vua là triều đình. Mùa thu, tháng 9 vua đi thăm chùa Trùng Quang3 ở núi Tiên Du, hạ chiếu dựng điện Trùng Hưng.

Ở chùa Pháp Vân thuộc Cổ Châu có nhà sư nói, trong chùa phát ra mấy đường ánh sáng. Rồi theo chổ có ánh sáng ấy mà đào lên thì được một cái hộp bằng đá, trong hộo bằng đá có cái hộp bằng bạc, trong hộp bằng bạc có cái hộp bằng vàng, trong hộp bằng vằng có cái bình bằng lưu ly (một thứ

thủy tinh trong suốt), trong cái bình bằng lưu ly có xá lợi Phật.

Năm Ất Hợi (năm 1035- ND) là năm Thông Thụy thứ 2, trước điện Thiên Khánh mọc cỏ chi4. Nhà vua phong cho con là Nhật Trung làm Thừa Càn Vương.

Xây cất chợ Tây5 và chợ Trường Lan. Làm cầu Thái Hòa ở sông Tô Lịch.

Ái Châu làm phản, vua thân chinh và thắng được.

Tại Hành Cung6 ờ Ái Châu vua ngự tiệc cùng quần thần, rồi kín đáo chỉ Định Thắng tướng quân Nguyễn Khánh rằng là, ông ấy tất sẽ làm phản. Kẻ tả hữu đều hỏi cái nguyên cớ. Vua đáp rằng: "Xem người ấy có vẻ lạ thường, sẽ có hành động đi đến cái mức không giữ tròn tiết tháo nên thấy tôi thì có cái sắc diện thèn thẹn. Biết được cái cớ là như thế. Năm ấy, quả nhiên Nguyễn Khánh làm phản.

Năm Bính Tý (năm 1036- ND) là năm Thông Thụy thứ 3. Mùa xuân, tháng 3 vua gả công chúa Khánh Thành cho quan Châu Mục Châu Phong là Lê Thuận Tông.

Tháng 4, xây hành cung ở Hoan Châu (Nghệ An)7.

Các châu Đô Kim8, Thường Tân9, Bình Nguyên10 làm phản.

1 Nguyên bản là "Ưu đàm thụ khai hoa". Đàm thụ tức là cây sung, thân cây cao lớn, có hoa nở về mùa hè, theo pháp hoa kinh thì hoa Ưu Đàm là hoa thiêng liêng của nhà Phật, ba ngàn năm mới nở một lần, mỗi khi có hoa tức có phật ra đời. hoa Ưu Đàm là hoa thiêng liêng của nhà Phật, ba ngàn năm mới nở một lần, mỗi khi có hoa tức có phật ra đời.

Một phần của tài liệu Đại Việt Sử Lược- Khuyết Danh (Trang 40 - 41)