Vua Lê Đại Hành

Một phần của tài liệu Đại Việt Sử Lược- Khuyết Danh (Trang 29)

Vua Tên húy là Hoàn, họ Lê, người ở Trường Châu1, cha tên Mịch, mẹ là người họĐặng.

Người mẹ lúc mới mang thai, nằm mộng thấy mọc lên cây hoa sen, chốc lát thì hết trái, mới hái

đem cho mọi người cùng ăn, đến lúc thức dậy không biết cớ làm sao.

Đến năm thứ nhất niên hiệu Thiên Phúc (năm Bính Thân- 936- ND)2 tháng 7, ngày rằm thì sanh ra vua. Người mẹ thấy nơi tay của ngài có màu sắc lạ thường mơí nói với người ta rằng: "Đức trẻ này lúc khôn lớn sợ tôi không kịp hưởng lộc của nó". Hơn vài năm sau thì cha mẹđều qua đời.

Lúc bấy giờ có người ở Quảng Châu là Lê Sát thấy đứa trẻ khác lạ mới nuôi làm con mình. Gặp phải mùa đông lạnh, ngài (nhà vua- ND) mới nghiêng cái cối giả mà nằm. Lê Quan Sát nhìn xem thì thấy có rồng vàng che trên mình của ngài. Do đó mà càng thấy lạ lắm vậy.

Đến lúc lớn lên ngài theo giúp Nam Việt Vương Đinh Liễn. Tiên Vương (Đinh Tiên Hoàng) khen ngài là người trí dũng nhiều lần thăng chức, ngài được thăng đến chức Thập Đạo Tướng Quân, Điện tiền chỉ huy sứ.

Năm thứ 10 niên hiệu Thái Bình (năm Kỷ Mão-979- ND) Tiên Vương bị giết hại, Vệ Vương còn nhỏ, ngài mới thay thế nắm quyền trị quốc và xưng là Phó Vương. Nguyễn Bặc, Đinh Điền thấy ngài sẽ là mối bất lợi cho ấu chúa (Vệ Vương) mới cùng nhau đốc xuất khởi binh. Ngài đem quân ra đánh và chém

Đinh Điền tại trận, bắt được Nguyễn Bặc đưa về Kinh Sư3 mà giết.

Vệ Vương năm thứ 2 (năm Canh Thìn- 980- ND) bên nhà Tống, quan Thái Thường Bác Sĩ là Hầu Nhân Bảo xin đem binh sang đánh bản quốc (An Nam). Nhà Tống dùng Hầu Nhân Bảo làm chuyển vận Sứ Lộ Giao Châu, lãnh các đạo quân sang đánh. Lúc bấy giờở Lạng Châu nghe binh kéo đến. Biết được cái tình trạng ấy, Thái hậu sai người ở Nam Sách là Phạm Cự Lượng làm Đại Tướng Quân, đốc xuất quân lính chống cự lại. Ngày xuất quân, Phạm Cự Lượng vào thẳng trong điện bảo vua rằng: "Nay chúa thượng còn nhỏ dại chưa hiểu biết được sự siêng năng, khó nhọc của bọn chúng tôi. Nếu như có một thước tấc công lao nào thì rồi ai biết cho. Không bằng cái cách là trước Thập Đạo Tướng Quân lên ngôi Thiên Tử rồi sau mới ra quân". Quân sĩ nghe vậy đều hô "vạn tuế" Thái Hậu4 thấy tình người vui thuận mới sai lấy áo long cổn5 khoác lên mình Lê Hoàn và xin ngài lên ngôi.

Năm Canh Thìn (năm 980- ND) ngài lên ngôi. Phong cha làm Trường Hưng Vương mẹ người họ Đặng làm Hoàng thái hậu6.

Năm Tân Tỵ (tức năm 981- ND) là năm thứ nhất niên hiệu Thiên Phúc1. Mùa xuân, tháng 3, quân của Hầu Nhân Bảo kéo sang Lạng Sơn, Trần Khâm Tộ tiến đến Tây Kết, Lưu Trưng kéo đến sông

1 Theo "Đại Việt sử ký toàn thư" và theo ông Ngô Thi Sĩ với quyền "Việt Sử tiêu án" thì cho rằng Lê Hoàn là người Ái Châu (tức Thanh Hóa). Nhưng ởđây lại chép là Trường Châu. Trường Châu: Sách "Khâm định Việt sử thông giám cương mục" Chú: Gồm Thanh Hóa). Nhưng ởđây lại chép là Trường Châu. Trường Châu: Sách "Khâm định Việt sử thông giám cương mục" Chú: Gồm bốn huyện là Văn Dương, Đồng Thái, Trường Sơn, Kỳ Thường, Trường Châu nay thuộc Hà Nam Ninh. Có sách chép rõ hơn: Lê Hoàn là người làng Bảo Thái huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam.

2 Theo sách "Việt sử tiêu án": niên hiệu Thiên Phúc thứ sáu đời nhà Tấn.

Một phần của tài liệu Đại Việt Sử Lược- Khuyết Danh (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)