theo cái nguyện vọng của dân, mà còn bo bo giữ cái tiểu tiết hay sao?" Vua trong lòng vui vì lời nói ấy mà lại nghi ngờ có mưu gian, bèn nổi mắng rằng: "Sao ông lại dám phát ra lời nói như thế, ta tất phải bắt ông đưa lên quan". Đào Cam Mộc chậm chạp thưa rằng: "Tôi thấy thiên thời nhân sự như thế mới dám nói, nay ngài đưa tôi lên quan thì thật không tránh khỏi cái chết". Vua nói: "Ta không nhẩn tâm tố
cáo ông, chỉ sợ lời nói lộ ra thì đều chết hất cả". Đào Cam Mộc lại thưa với vua rằng: "Người trong nước
đều nói họ Nguyễn đáng lên thay nhà Lê, sấm đồđã xuất hiện không thể che giấu được. Chuyển họa thành phúc là đúng lúc này vậy, Thân Vệ còn nghi ngờ gì nữa sao!" Vua nói: "Ta xem chí ông cùng với Vạn Hạnh không khác nhau. Nếu thực như lời nói ấy thì kế phải làm sao?" Cam Mộc đáp rằng: "nay trăm họ mỏi mệt, dân không chịu nổi mệnh lệnh. Nếu Thân vệ lấy ân đức vỗ về, trăm họ tất cùng nhau mà theo về, cũng như nước chảy xuống chổ thấp, ai ngăn cản lại được!". Cam Mộc biết sự việc gấp gáp sợ
sinh biến bèn bàn với các quan khanh sĩ ở trong triều, ngay ngày hôm đó tất cả đều họp ở chổ triều
đường mà lập mưu thưa rằng: "Nay ấy là lúc mà ức triệu người đã có lòng khác, trên dưới đều xa lìa nhân đức, người ta oán giận cái chính sách hà khắc bạo ngược của Tiên Vương (Ngọa Triều) nên không muốn theo về với tự quân3 nữa. Hết thảy mọi người đều có ý tôn kính mà cử Thân Vệ lên thay. Bọn chúng ta không nhân lúc này mà lập Thân Vệ làm Thiên tử rồi bất chợt có biến thì còn giữ được người thủ lãnh không?". Do đó mà tất cả cùng theo giúp vua (Nguyễn Thái Tổ- ND) lên chánh điện lập làm Thiên Tử. Trăm quan đều hô: "Vạn tuế". (Muôn năm- ND).
Năm thứ nhất. Mùa đông,tháng 11 vua lên ngôi, tha hết những người bị tù tội, đốt bỏ những dụng cụ tra tấn4. Quần thần dâng tôn hiệu lên là: "Phụng thiên chí lý ứng vận tự tại thánh minh long hiển duệ văn anh võ sùng nhân quảng hiếu, thiên hạ thái bình khâm minh quang trạch chiêu ngưỡng vạn bang hiển ứng phù cẩm oai chấn phiên man duệ mưu thần công thánh trị tắc thiên đạo chánh".
Vua truy tôn cha là "Hiển khánh Vương", mẹ là "Minh Đức Thái Hâu", sách lập vương hậu sáu người, lập con trưởng là Mã làm Thái tử, những người con trai còn lại đều phong tước hầu. Con gái vua vua mười ba người đều là Công chúa cả. Vua đem người con gái lớn là An Quốc công chúa gả cho Đào Cam Mộc và phong Cam Mộc là Nghĩa Tín Hầu. Anh của vua làm Võ Oai Vương. Em trai là Dực Thái Thái Vương. Trần Cảo làm tướng công. Ngô Đinh làm Xu Mật Sứ. Qui Thạc Phụ làm Thái Bảo. Đặng Văn Hiều làm Thái Phó. Bùi Xa Lỗi làm Tả Kim Ngô. Đàm Than làm Tả Võ Vệ. Đỗ Giám làm Hữu Võ Vệ.
Trước kia ở chùa Ứng Thiên trong làng có con chó sanh ra một con chó con trắng, trên lưng lại có lông đen làm thành chữ Thiên Tử. Thế rồi đến năm Giáp Tuất5 thì nhà vua được sanh ra.
Năm Canh Tuất (năm 1010) tức là năm thứ 2, tháng giêng vua đổi niên hiệu là Thuận Thiên năm thứ nhất.
Lúc ban đầu vua thấy thành Hoa Lư chật hẹp, ẩm thấp, bèn dời đô đến thành Đại la. Lúc khởi sự
dời đô, thuyền đậu dưới thành thì có rồng vàng hiện ra nơi thuyền của vua, nhân đó mà gọi là Thăng Long (tức Hà Nội bây giờ-ND). Đổi Hoa Lư thành phủ Trường An, sông Bắc Giang là sông Thiên Đức và cổ pháp là phủ Thiên Đức.
Trong kinh đô Thăng Long, dựng điền triều Nguyên (Càn Nguyên?- ND) bên tả đặt viện Tập Hiền, bên hữu đặt điện Giảng Võ. Bên tả mở cửa Phi Long, bên hữu mở cửa Đan Phượng. Nơi giữa ở
phía nam mở cái Cao điện6 thềm điện gọi là Long Trì. Có nhà cầu vòng quanh che thềm. Bốn mặt là điện