Đại Lý tự là tên chức quan trông coi về hình ngục.

Một phần của tài liệu Đại Việt Sử Lược- Khuyết Danh (Trang 64 - 65)

Mùa Xuân, tháng giêng, mở hội Quảng chiếu hoa đăng ở ngoài cửa Đại Hưng. Tạc tượng nhà sư

bằng gổ có đeo chuông bên mình.

Mùa hạ, tháng 4 có người dâng cây cau. Tháng sáu, sưĐạo Hạnh hóa1.

Mùa đông, tháng 11, có người dâng con rùa ba chân, sáu con mắt. chiêm Thành đến cống.

Đua thuyền.

Năm Đinh Dậu (năm 1117- ND) là năm Hội Tường Đại Khánh thứ 8: Mùa xuân, tháng giêng có người dâng con hươu trắng và hươu đen. Tháng 3, nhà vua đi viếng chùa Chương Sơn.

Rồng vàng hiện ra.

Mùa hạ, tháng 4 được dâng rùa ba chân và sáu con ngươi, nơi ngực rùa có hai chữ "Thiện đế". Châu Tư Nông2 dâng con ngựa đỏ, mọc cái cựa.

Rồng vàng hiện ra ở Động Linh.

Cầu thọ (cúng cầu xin được sống lâu- ND) ở Bửu Đài.

Mùa thu, tháng 7 _ Lan Thái hậu từ trần, thụy là Phù Khánh Linh Nhân Thái hậu.

Tháng 8, an táng Thái hậu Linh Nhân. Hỏa táng Thái hậu có ba người được táng theo. Đêm ấy rồng hiện ra.

Mùa đông, tháng 11 lập con của Sùng Hiền là Dương Hoán làm Thái tử. Năm Mậu Tuất (năm 1118- ND) là năm Hội Tường Đại Khánh thứ 9: Mùa xuân, tháng 2 Chân Lạp và Chiêm Thành sang cống.

Mùa đông, tháng 11 sương (móc) ngọt rơi xuống3.

Cấm những người đầy tớ trong nhà thích (xăm) hình con rồng trên mình. Viên Ngoại Lang là Nguyễn Bá Khánh mang tê ngưu và voi sang nhà Tống. Năm Kỷ Hợi (năm 1119- ND) là năm Hội Tường Đại Khánh thứ 10:

Mùa đông, tháng 10 nhà vua thề với người trong nước ở Long Trì.

Hạ chiếu đánh động Ma Sa. Ngày ra quân có con rồng vàng theo thuyền mà đi.

Quan tước là Thành Khánh Hầu dâng rùa có sáu con ngươi, nơi ngực rùa có chữ "ngọc". Nhà vua đánh động Ma Sa, phá hủy động này.

Huy Tông4 nhà Tống gia phong cho vua làm Thủ Tư Không. Năm Canh tý (năm 1120- ND) là năm Thiên Phù Duệ Vũ thứ nhất:

Một phần của tài liệu Đại Việt Sử Lược- Khuyết Danh (Trang 64 - 65)