Khái quát thực trạng phân cấp quản lý nhà nƣớc về giáo dục và đào tạo

Một phần của tài liệu Phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo (Trang 69 - 71)

- Chất lượng và công bằng giáo dục:

2.2.Khái quát thực trạng phân cấp quản lý nhà nƣớc về giáo dục và đào tạo

đào tạo

Chủ trương về phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo với định hướng “ Phân cấp cho uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quản lý toàn diện giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, có thể cả một số trường cao đẳng” đã được đề ra cách đây 8 năm trong Nghị quyết Trung ương 2 (Khoá VIII). Việc thể chế hoá chủ trương này đã có những cố gắng nhất định nhưng vẫn còn chậm.

Vì thế trong kết luận của Hội nghị Trung ương 6 ( Khoá IX), chủ trương này tiếp tục được nhấn mạnh với định hướng “Thực hiện mạnh mẽ phân cấp quản lý giáo dục; phát huy tính chủ động, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục, nhất là các trường đại học, trách nhiệm của uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố và các quận, huyện trong việc thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục”[17, tr89]

Việc phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo bước đầu được thực hiện tương đối toàn diện theo Nghị định số: 166/2004/NĐ - CP ngày 16 tháng 9 năm 2004 của Chính phủ “Quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục”. Việc thực hiện Nghị định này đã làm rõ một số vấn đề về phân cấp trung ương - địa phương trong quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo. Tuy nhiên trên thực tế việc phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo hiện nay vẫn còn nhiều điểm bất cập chưa phù hợp, chưa triệt để và không thống nhất không chỉ trên phạm vi toàn quốc mà ngay cả trong phạm vi các địa phương. Sự đa dạng trong phân cấp là một ngăn trở, thách thức đối với ngành giáo dục và đào tạo trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý và nâng cao năng lực quản lý của ngành.

Trên cơ sở điều tra khảo sát được tiến hành tại 12 tỉnh, thành phố (sau đây gọi chung là tỉnh), bao gồm: Lạng Sơn, Sơn La, Hoà Bình, Hải Phòng, Nam Định, Thanh Hoá, Quảng Nam, Khánh Hoà, Đắc Lắc, Bình Dương, Tây Ninh, Long An. Việc điều tra khảo sát không chỉ tiến hành đối với cán bộ, viên chức công tác trong ngành giáo dục và đào tạo mà còn được tiến hành với các cán bộ, chuyên viên của UBND tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Nội vụ…để thu thập và chia sẻ thông tin về hiện trạng và khuyến nghị phân cấp quản lý giáo dục và đào tạo thông qua hai công cụ cơ bản là Phiếu điều tra và thảo luận theo chủ đề.

Kết quả đã thu được 254 phiếu thu thập ý kiến và 52 biên bản thảo luận. Mặc dù còn một số hạn chế như số phiếu thu được từ UBND tỉnh quá thấp (3 phiếu) một số phiếu trả lời của các cơ quan như Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Nội vụ, chưa thật đầy đủ, nhưng các dữ liệu thu thập được là phong phú và có giá trị, đã nêu rõ thực trạng và khuyến nghị về phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục, nhìn chung có thể xem xét thực trạng phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục trên các mặt sau đây:

- Phân cấp quản lý nhà nước về chuyên môn nghiệp vụ, - Phân cấp quản lý nhà nước về tổ chức, nhân sự

- Phân cấp quản lý nhà nước về tài chính và ngân sách

Một phần của tài liệu Phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo (Trang 69 - 71)