Phân cấp quản lý nhà nƣớc về tài chính và ngân sách

Một phần của tài liệu Phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo (Trang 83)

- Công tác quản lý nhân sự

2.5. Phân cấp quản lý nhà nƣớc về tài chính và ngân sách

Trong công tác quản lý tài chính, nhìn chung các tỉnh đều cho rằng có quyền hạn tài chính khi thực hiện kế hoạch giáo dục. Tuy nhiên, cần hiểu quyền hạn về tài chính giáo dục của các tỉnh ở trên chỉ giới hạn trong khâu lập kế hoạch và phân bổ ngân sách, vì trong thực tế thực hiện luật ngân sách phải phân cấp cho UBND quận /huyện quản lý, nên phần lớn các tỉnh không được giữ quyền quản lý tài chính toàn diện như trước (trừ Hải Phòng, Sở Giáo dục và Đào tạo vẫn quản lý kinh phí chi thường xuyên nên còn chủ động) về quận/huyện sẽ dẫn đến khó khăn cho ngành giáo dục không được công khai và quản lý chỉ đạo phát triển giáo dục (nếu không được chủ trì việc lập kế hoạch ngân sách giáo dục và nắm được quyền phân bổ ngân sách giáo dục). Nhìn chung, phân cấp cho huyện sẽ dẫn đến khó khăn cho ngành giáo dục và đào tạo trong việc lập kế hoạch phát triển giáo dục (khi mà các thông tin về ngân sách giáo dục không được công khai) và quản lý, chỉ đạo phát triển giáo dục (nếu không được chủ trì việc lập kế hoạch ngân sách giáo dục và nắm được quyền phân bổ ngân sách giáo dục).

Về quy trình xây dựng và phê duyệt kế hoạch ngân sách, hầu hết tỉnh theo quy trình sau: Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính xây dựng dự thảo kế hoạch ngân sách, sau đó trình UBND tỉnh phê duyệt. Quy trình này gây khó khăn cho ngành giáo dục và đào tạo vì nó rất phụ thuộc vào mức độ phối hợp hay mối quan hệ của ngành giáo dục và đào tạo với các ngành chức năng, nơi nào có quan hệ tốt thì có lợi cho ngành giáo dục, còn không thì ngược lại.

Về phân bổ ngân sách có sự khác biệt giữa các tỉnh: có nơi thì UBND tỉnh quyết định có nơi UBND tỉnh ủy quyền cho Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định.

Về quy trình cấp phát ngân sách, nhìn chung theo 2 mô hình sau : (1) Sở Tài chính cấp kinh phí thẳng cho khối trường trực thuộc (THPT, THCN …) còn lại cấp thông qua Phòng Tài chính huyện (THCS, Tiểu học và Mầm non) ví dụ về mô hình này gồm một số quận/huyện thuộc tỉnh Thanh Hóa, Đắc Lắc, Quảng Nam, Khánh Hòa, …;

Hoặc (2) Sở Tài chính cấp kinh phí cho khối trường trực thuộc thông qua Sở Giáo dục và Đào tạo, còn lại giao cho UBND huyện quản lý, sau đó cơ quan tài chính phân bổ cho Phòng Giáo dục và Đào tạo để phân cho các trường này ví dụ theo mô hình (2) gồm một số quận/ huyện thuộc tỉnh Hòa Bình, Hải Phòng …

Như vậy, kinh phí được cấp phát trực tiếp từ các cơ quan tài chính có thể dẫn tới kinh phí cho giáo dục bị cắt xén để chi cho các mục tiêu khác so với cấp qua ngành giáo dục và đào tạo; còn cách cấp qua ngành giáo dục và đào tạo tạo nên nhiều cấp trung gian, bộ máy cồng kềnh, dẫn đến chậm trễ. Thêm vào đó, cấp ủy quyền qua UBND quận/ huyện cũng có điểm thuận lợi là do ngành giáo dục và đào tạo có mạng lưới rộng nên bộ máy tài chính địa phương quản lý tốt hơn so với ngành giáo dục và đào tạo. Không có bộ máy

quản lý tài chính đồng thời gắn được trách nhiệm địa phương vào việc huy động nguồn lực phát triển giáo dục (chính sách xã hội hóa GD); nhưng bản thân cách này có hạn chế là nếu sự phối hợp giữa ngành tài chính với ngành giáo dục và đào tạo không tốt thì sẽ ảnh hưởng đến phát triển giáo dục

Ngoài ra, còn có một số khó khăn khác đối với quản lý tài chính hiện nay là về thủ tục ngân sách, đa số ý kiến cho rằng các quy định hiện nay về dự toán, phân bổ, cấp phát ngân sách gây khó khăn cho Sở, Phòng Giáo dục và đào tạo và trường trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao (57,3% nhất trí so với 23,3% chưa nhất trí)

Hầu hết các ý kiến đều nhất trí giải pháp để khắc phục các khó khăn của các thủ tục trên là: Cần xác định vấn đề quan trọng là khâu kế hoạch, dự toán ngân sách và việc kiểm tra thu chi dự toán, chứ không phải là ở khâu cấp phát, nên giao cho ngành giáo dục và đào tạo được chủ trì phối hợp với ngành tài chính để làm tốt khâu lập dự toán chi tiết cho từng trường, sau đó ngành tài chính cấp thẳng cho các trường qua kho bạc, các trường sẽ chịu trách nhiệm thu chi theo dự toán được phê duyệt dưới sự kiểm soát của ngành tài chính và ngành giáo dục và đào tạo thì sẽ khắc phục được các hạn chế nêu trên. Phải quản lý bằng kế hoạch và dự toán ngân sách thì mới gắn được quản lý ngành với địa bàn.

Ngoài ra, các ý kiến từ phỏng vấn nhóm trọng tâm đều nhất trí nêu lên các khó khăn và giải pháp cho quản lý tài chính là :

- Ngành giáo dục và đào tạo thường không biết trước tổng kinh phí hoạt động của mình theo năm (trừ quỹ lương), nên rất khó chủ động lập kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo. Vì vậy, cần công khai kinh phí được phân bổ sớm.

- Khi lập kế hoạch kinh phí, các Sở Giáo dục và Đào tạo thường chú trọng nhiều hơn đến kinh phí xây dựng so với kinh phí hoạt động gây khó

Một phần của tài liệu Phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)