Những việc mà UBND tỉnh uỷ quyền cho Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo có quyền quyết định:

Một phần của tài liệu Phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo (Trang 96 - 99)

Đào tạo có quyền quyết định:

+ Việc phân bổ chỉ tiêu biên chế của ngành giáo dục cho các phòng giáo dục và đào tạo và các trường theo sĩ số học sinh, số lớp và định biên nhà nước;

+ Việc quản lý công tác nhân sự (thuyên chuyển, điều dộng, cử đi học, khen thưởng , kỷ luật cán bộ, giáo viên) trong tỉnh;

+ Việc lựa chọn/bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức giám đốc Trung tâm giáo dục thường xuyên và giám đốc trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp;

+ Việc phân bổ chỉ tiêu ngân sách giáo dục các phòng giáo dục và đào tạo và các trường trong địa bàn;

+ Việc tổ chức bồi dưỡng giáo viên trên địa bàn;

+ Việc cụ thể hoá phần lựa chọn của chương trình giáo dục và danh mục tài liệu tham khảo cho phù hợp với nhu cầu và điều kiện địa phương;

+ Việc cụ thể hoá các quy định danh mục bổ sung về thiết bị dạy học theo chương trình giáo dục cho phù hợp với trình độ và điều kiện địa phương;

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

I. KẾT LUẬN

Như vậy, cần khẳng định xu hướng phân cấp là một xu thế thế tất yếu và không thể phủ nhận được trong tiến trình cải cách hành chính, việc phân cấp quản lý giáo dục là một bộ phận nằm trong chương trình tổng thể cải cách hành chính của nước ta. Phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo vừa là yêu cầu của công cuộc cải cách hành chính nhà nước trong giai đoạn hiện nay, vừa là một tất yếu khách quan xuất phát từ sự nghiệp đổi mới đất nước, sự chuyển đổi từ cơ chế quản lý hành chính tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường có định hướng XHCN và cũng là hướng đi của các nước trong khu vực và trên thế giới.

Trong thời gian qua chúng ta đã từng bước tiến hành phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo, bên cạnh những thành tựu đạt được như đã

từng bước phân định rõ chức năng quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo của các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo các cấp, từng bước thể chế hoá các quy định về phân cấp quản lý nhà nước vê giáo dục và đào tạo… Tuy nhiên phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo hiện nay còn nhiều bất cập, chưa phù hợp, nhiều chồng chéo trong cơ chế phối hợp giữa ngành giáo dục và đào tạo và các ngành chức năng, dẫn đến hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo của các cơ quan quản lý chưa cao.

Phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục trong thời gian tới cần quy định rõ quyền hạn, trách nhiệm (về quản lý chuyên môn; về quản lý tổ chức, nhân sự; và quản lý tài chính) của từng cấp ; đồng thời quy định rõ mối quan hệ quyền hạn, trách nhiệm ở trung ương giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo với UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các bộ ban ngành khác, còn ở địa phương thì giữa ngành giáo dục và đào tạo với UBND các cấp và với các ban, ngành khác, có như vậy mới có thể thực hiện thành công tiến trình phân cấp quản lý giáo dục.

Một phần của tài liệu Phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo (Trang 96 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)