Khái quát thực trạng phân cấp quản lý hành chính nhà nƣớc

Một phần của tài liệu Phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo (Trang 67)

- Chất lượng và công bằng giáo dục:

2.1. Khái quát thực trạng phân cấp quản lý hành chính nhà nƣớc

Luật tổ chức Chính phủ là cơ sở của phân cấp, phân công hoạt động thực thi quyền hành pháp của các cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương (Chính phủ). Chính phủ căn cứ vào Luật tổ chức chính phủ ban hành Nghị định quy định nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm và cơ cấu tổ chức của các bộ, các cơ quan thuộc hệ thống thực thi quyền hành pháp tại trung ương. Trên nguyên tắc, phân công cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của các bộ trên các lĩnh vực có liên quan

Luật tổ chức Chính phủ, Nghị định số 86/2002/NĐ - CP quy định chung về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan Bộ, cơ quan ngang Bô, phân công, phân cấp và ủy quyền quản lý nhà nước trên các lĩnh vực cho các Bộ thông các Nghị định của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ. Điều đặc biệt cần chú ý là : Chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của Bộ do Bộ xây dựng (phân cấp trong việc soạn thảo văn bản pháp quy của

Chính phủ) đề nghị trên cơ sở đồng đề nghị của Bộ Nội vụ. Đây có thể là một điểm cần quan tâm. Một mặt, Bộ có thể hiểu rõ nội dung hoạt động quản lý nhà nước trên lĩnh vực mà Bộ được phân công để xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn. Mặt khác cũng có ý kiến cho rằng, do thiếu cơ quan chuyên trách nên Bộ chỉ đưa vào những mảng vấn đề có thể “nhìn thấy”. Còn những vấn đề khó có thể sẽ không được đưa vào Nghị định. Điều đó có thể còn những “mảng trắng” về quản lý nhà nước không được quan tâm.

Các cơ quan thuộc hệ thống cơ quan quản lý hành chính nhà nước trung ương đó là các bộ và cơ quan ngang Bộ (gọi chung là Bộ). Các cơ quan này tạo thành Chính phủ như đã quy định trong Hiến pháp và Luật tổ chức Chính phủ. Về nguyên tắc phân công tác nhiệm quản lý nhà nước trên các lĩnh vực được Chính phủ quy định thông quan các Nghị định quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của các Bộ. Các Nghị định phân công nhiệm vụ, quyền hạn cho từng Bộ đều có cụm từ “Bộ … thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ quy định tại Nghị định số 86/2002/NĐ-CP của Chính phủ và các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây”. Như vậy bản thân các Nghị định của Chính phủ cũng đã có hai mức độ phân công, phân cấp. Ở mức độ vĩ mô, thông qua Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của loại cơ quan Bộ, cơ quan ngang Bộ, ở mức độ vi mô, cụ thể phân công chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cho từng Bộ, cơ quan ngang Bộ và cơ quan thuộc Chính phủ. Đó là loại Nghị định mang tính chuyên ngành. Tuy nhiên, giữa vĩ mô và vi mô về chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ, cơ quan ngang Bộ luôn là chủ đề quan tâm.

Phân cấp hoạt động quản lý hành chính nhà nước ở Việt Nam đã thực sự được quan tâm thể hiện qua hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đã nêu trên, cũng như qua thực tế hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Tuy nhiên thực tế cho đến nay, chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của bộ máy hành chính

trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chưa được xác định thật rõ và phù hợp; sự phân công, phân cấp giữa các ngành và các cấp chưa thật rành mạch; hệ thống thể chế hành chính chưa đồng bộ, còn chồng chéo và thiếu thống nhất; thủ tục hành chính trên nhiều lĩnh vực còn rườm rà, phức tạp, trật tự kỷ cương chưa nghiêm; tổ chức bộ máy còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc; phương thức quản lý hành chính vừa tập trung quan liêu lại vừa phân tán, chưa thông suốt; chưa có những cơ chế, chính sách tài chính thích hợp với hoạt động của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, tổ chức làm dịch vụ công; đội ngũ cán bộ công chức còn nhiều điểm yếu về phẩm chất, tinh thần trách nhiệm, năng lực chuyên môn, kỹ năng hành chính; phong cách làm việc chậm đổi mới; quan liêu, tham nhũng sách nhiều nhân dân tiếp tục diễn ra nghiêm trọng trong một bộ phận cán bộ, công chức; Bộ máy hành chính ở các địa phương và cơ sở chưa thực sự gắn bó với dân không nắm chắc được những vấn đề nổi cộm trên địa bàn, lúng túng bị động khi xử lý các tình huống phức tạp. Những hạn chế yếu kém đó đòi hỏi các nhà quản lý, các nhà cải cách và các nhà học giả cần quan tâm hơn về phân cấp rõ ràng, cụ thể nhiệm vụ và quyền hạn cho từng cấp, từng cơ quan hành chính nhà nước và từng công chức. Có như vậy, mục tiêu của cải cách hành chính giai đoạn 2001 – 2010 mới đạt được kết quả”.

Một phần của tài liệu Phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)