Về công tác lập kế hoạch:

Một phần của tài liệu Phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo (Trang 71 - 76)

Nhìn chung, hầu hết các ý kiến nhất trí đánh giá là Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thực hiện tốt chức năng quản lý vĩ mô, toàn xã hội, bằng pháp luật, chính sách, hướng dẫn và kiểm tra thực hiện (62,2% hoàn toàn nhất trí và 24,7% phần nào nhất trí). Một trong những nguyên nhân cơ bản là do có sự phối hợp tốt giữa Bộ và địa phương trong việc xây dựng chính sách giáo dục (29,9% hoàn toàn và 35% phần nào nhất trí)

Tuy nhiên, vẫn còn có ý kiến đánh giá rằng Bộ Giáo dục và Đào tạo còn ôm đồm sự vụ trong việc thực hiện chức năng quản lý (43,4% nhất trí so với 24,7% chưa nhất trí); và còn thiếu sự phân công trách nhiệm cụ thể giữa Bộ và địa phương trong việc xây dựng chính sách giáo dục (33,7% hoàn toàn và 30, 6% phần nào nhất trí). Vì vậy, hầu hết các ý kiến từ phỏng vấn nhóm trọng tâm đều khuyến nghị là Bộ Giáo dục và Đào tạo cần có các văn bản quy định rõ ràng trách nhiệm và quyền hạn giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo và

Về lập kế hoạch phát triển giáo dục, cả 12 tỉnh đều theo quy trình sau : Trên cơ sở đánh giá việc thực hiện kế hoạch phát triển giáo dục năm trước và mục tiêu, nhiệm vụ đề ra cho năm kế hoạch mới, từng đơn vị trường xây dựng kế hoạch, phòng và Sở Giáo dục và Đào tạo là các đơn vị tổng hợp, xem xét, điều chỉnh để hoàn thiện, sau đó cùng với 1 số ngành chức năng (Sở Nội vụ, Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Tài chính) xem xét, điều chỉnh và tham mưu trình UBND tỉnh, ra quyết định phê duyệt. Nói cách khác, quy trình lập kế hoạch phát triển giáo dục hiện nay được thực hiện từ cấp thấp lên cao (Trường – Phòng – Sở Giáo dục và Đào tạo) (73,2% hoàn toàn và 11,4% phần nào nhất trí).

Tuy nhiên, trong thực tế thì việc lập kế hoạch phát triển giáo dục địa phương còn phần nào mang tính hình thức (46,4% nhất trí so với 40,4% chưa nhất trí). Nguyên nhân chính là tại một số nơi do việc lập kế hoạch tại các trường và Phòng Giáo dục và Đào tạo thường là chậm và nhiều khi số liệu vênh với số liệu tại Sở Giáo dục và Đào tạo, nên Sở thường phải song song chủ động lập kế hoạch phát triển giáo dục cho cả tỉnh để kịp phê duyệt cho năm học mới. Vì vậy, trong nhiều trường hợp, kế hoạch được phê duyệt chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Ví dụ : tại các tỉnh Long An, Bình Dương và Tây Ninh : việc lập kế hoạch phát triển giáo dục dựa trên số liệu thống kê dân số nên thường là con số cao hơn thực tế, dẫn đến tình trạng vênh số liệu giữa các bên quản lý, trong khi đó Phòng Giáo dục và Đào tạo mới là nơi nắm chắc thông tin về cơ cấu tuổi trẻ em tại địa phương. Điều này ảnh hưởng đến công tác lập kế hoạch và độ chính xác thực tế của kế hoạch, đặc biệt là khi kế hoạch của Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ mới chú trọng tới đầu tư cơ bản mà chưa chú trọng tới mục tiêu phát triển các cấp học.

Trong khâu lập kế hoạch, ngành giáo dục và đào tạo thường gặp khó khăn là: Thiếu các văn bản hướng dẫn cụ thể từ Bộ Giáo dục và Đào tạo về lập kế hoạch cho Sở và Phòng Giáo dục và Đào tạo sao cho kế hoạch phát

triển thực sự gắn kết với các điều kiện thực hiện kế hoạch, đặc biệt là cơ chế phối hợp giữa các cơ quan giáo dục và cơ quan chức năng của quận/huyện hoặc tỉnh… Vì vậy, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần cung cấp đầy đủ các văn bản hướng dẫn xây dựng và thực hiện kế hoạch, trong đó quy định cụ thể cơ chế phối hợp giữa các bên liên quan như: ngành giáo dục cần chủ trì trong khâu này, còn các ngành khác là phối hợp, thì mới tốt được và đặc biệt là cần đưa các tiêu chí phân loại tỉnh vào khâu lập kế hoạch.

Mặc dù trách nhiệm thực hiện kế hoạch giáo dục được đánh giá là đã gắn với quyền hạn về nhân sự (36,6% ý kiến hoàn toàn và 25,6% ý kiến phần nào nhất trí) cũng như tài chính (39,4% ý kiến phần nào nhất trí) nhưng trong thực tế ý kiến này khác nhau trong một số tỉnh.

Đánh giá chung về việc thực hiện chủ trương và chính sách phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo cho cấp quận/huyện, hầu hết các ý kiến đều cho rằng: Hiện nay việc chuyển giao quyền quản lý toàn diện từ ngành giáo dục sang UBND quận /huyện cần được cụ thể hóa bằng việc giao quyền quản lý về tổ chức, cán bộ và tài chính cho các cơ quan quản lý giáo dục địa phương, đồng thời tăng quyền chủ động về quản lý tới tận cấp thực hiện – cấp trường (tuy nhiên, trước mắt cần tùy theo năng lực của từng trường mà thực hiện).

- Về nội dung, chương trình, sách giáo khoa:

Về nội dung, chương trình giáo dục, các ý kiến có phần ngả về việc đánh giá rằng công tác xây dựng chương trình giáo dục hiện nay đã thể hiện trách nhiệm tham gia của địa phương (55,5% ý kiến nhất trí so với 30,2% ý kiến chưa nhất trí).

Về sách giáo khoa, đa số ý kiến cho rằng còn thiếu cơ chế đảm bảo để địa phương có trách nhiệm tham gia xây dựng sách giáo khoa (53,6% ý kiến hoàn toàn nhất trí và 18,8% ý kiến phần nào nhất trí). Ví dụ : Các ý kiến từ

phỏng vấn nhóm trọng tâm tại các tỉnh Long An, Bình Dương và Tây Ninh đều thống nhất là việc thành lập hội đồng biên soạn sách giáo khoa cần có sự tham gia rộng rãi hơn của các chuyên gia tại địa phương vào quá trình biên soạn nhằm nâng cao tính phù hợp và thích nghi của sách.

Về thiết bị dạy học, có nhiều ý kiến hơn chút ít khi đánh giá rằng đã có quy định rõ rằng về trách nhiệm của từng cấp quản lý (Bộ, Sở, Phòng GD- ĐT) trong vấn đề xây dựng danh mục, thẩm định mẫu, mua sắm, cung cấp, sử dụng, quản lý trang thiết bị dạy học ( 43,8% ý kiến nhất trí so với 41% ý kiên chưa nhất trí). Tuy nhiên, các tỉnh Long An, Bình Dương và Tây Ninh đề nghị cần cho các trường quyền tự mua sắm tài liệu và thiết bị dạy học bằng nguồn học phí (tính theo tỷ lệ phần trăm do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định); và theo ý kiến của tỉnh Quảng Nam thì tiền đầu tư cho sách giáo khoa và trang thiết bị dạy học hiện chỉ chiếm 0,5% - 1% ngân sách cho giáo dục là quá ít và không đủ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Vì vậy, cần tăng kinh phí đầu tư cho hạng mục này lên 4% mới tương xứng với yêu cầu hiện nay.

Về đánh giá chất lượng giáo dục, đa số ý kiến nhất trí đánh giá rằng đã có quy định rõ ràng về trách nhiệm đánh giá chất lượng giáo dục giữa các cấp quản lý (Bộ, Sở, Phòng GD-ĐT) 42,6% ý kiến hoàn toàn nhất trí và 23,9% ý kiến phần nào nhất trí) và sự phân công trách nhiệm hiện nay giữa các cấp quản lý trong việc ra đề thi coi thi, chấm thi, duyệt kết quả thi là hợp lý (59% ý kiến hoàn toàn nhất trí và 17,9% ý kiến phần nào nhất trí). Các tỉnh đều thống nhất là : Quản lý chất lượng giáo dục nên quy về một mối là Sở Giáo dục và Đào tạo; việc phân cấp tổ chức thi và cấp bằng cho khối THPT cần giao cho Sở Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm, còn Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức kiểm tra, đánh giá và cấp chứng nhận cho khối tiểu học và khối trung học cơ sở (bỏ thi tốt nghiệp tiểu học và trung học cơ sở); vì hiện

nay Phòng Giáo dục và đào tạo không đủ nhân lực để thực hiện đánh giá chuyên môn, nên Sở Giáo dục và Đào tạo cần có phòng khảo thí; và nếu tổ chức thi trắc nghiệm, Bộ Giáo dục và Đào tạo phải ra đề vì địa phương chưa đủ khả năng.

Về đào tạo giáo viên, tuy đã có quy định tỉnh chịu trách nhiệm đào tạo giáo viên trung học cơ sở trở xuống (do các trường cao đẳng sư phạm địa phương đảm nhiệm theo chỉ tiêu do Bộ Giáo dục và Đào tạo giao), nhưng hầu hết ý kiến vẫn cho rằng chưa có quy định cụ thể về trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo và UBND các cấp trong việc đào tạo giáo viên (49,4% ý kiến nhất trí so với 13,8% ý kiến chưa nhất trí). Đây có thể là một trong các nguyên nhân dẫn đến việc đào tạo giáo viên hiện nay chưa đồng bộ theo vùng miền và theo cơ cấu giáo viên.

Về bồi dưỡng giáo viên, đa số ý kiến đánh giá là đã quy định rõ ràng trách nhiệm (33,2% ý kiến hoàn toàn nhất trí và 28,9% ý kiến phần nào nhất trí) và quyền hạn của UBND các cấp, Sở và Phòng Giáo dục và Đào tạo trong vấn đề bồi dưỡng giáo viên (57,1% ý kiến nhất trí so với 28,2% ý kiến chưa nhất trí) Tuy nhiên việc xin kinh phí cho việc bồi dưỡng giáo viên rất khó khăn; việc bồi dưỡng, chuẩn hóa giáo viên chưa có biện pháp hiệu quả, đặc biệt với giáo viên có trình độ quá thấp, nên Bộ Giáo dục và Đào tạo cần có hướng dẫn cụ thể và thống nhất để giải quyết với những giáo viên có trình độ quá thấp, không thể chuẩn hóa được.

Về giải pháp cho việc đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, hầu hết các tỉnh đều nhất trí là việc đào tạo (giáo viên THCS trở xuống) và bồi dưỡng giáo viên trong phạm vi tỉnh cần giao cho Sở Giáo dục và Đào tạo quản lý (kể cả kinh phí) và thực hiện thì mới nâng cao được chất lượng giáo dục tại địa phương và khắc phục được các khó khăn trên.

Một phần của tài liệu Phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo (Trang 71 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)