NHẬN XÉT CHUNG VỀ HIỆN TRẠNG PHÂN CẤP QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Một phần của tài liệu Phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo (Trang 86)

- Công tác quản lý nhân sự

NHẬN XÉT CHUNG VỀ HIỆN TRẠNG PHÂN CẤP QUẢN LÝ GIÁO DỤC

kinh phí hoạt động tính trên đầu học sinh, có điều tiết có lợi cho các vùng khó khăn, cần đưa tiêu chí tính trên đầu học sinh vào lập kế hoạch kinh phí hoạt động, có tính đến đặc thù của các vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa.

- Còn chưa nhất quán trong lập kế hoạch dự toán chi thường xuyên, ví dụ: Trung ương phân bổ kinh phí xuống tỉnh theo tiêu chí tính theo đầu dân, tỉnh phân xuống huyện theo tiêu chí tính theo đầu học sinh; và các văn bản quy định các dự toán cho trường cũng tính theo đầu học sinh, nhưng thực tế dự toán tính theo đầu giáo viên;

NHẬN XÉT CHUNG VỀ HIỆN TRẠNG PHÂN CẤP QUẢN LÝ GIÁO DỤC GIÁO DỤC

Trên cơ sở phân tích các nội dung cơ bản trên về phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo hiện nay đã đạt được một số thuận lợi:

- Phát huy được tính chủ động và chịu trách nhiệm của địa phương đối với sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo, đặc biệt trong vấn đề huy động nguồn lực xã hội cho giáo dục đã góp phần thực hiện tốt chính sách xã hội hóa giáo dục;

- Giúp địa phương có cơ sở và chủ động hơn trong việc lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội địa phương trong giai đoạn trước mắt và lâu dài;

- Đã góp phần giảm tải khối lượng công việc cho Sở Giáo dục và Đào tạo và vì vậy giúp cho Sở và các cơ sở giáo dục và đào tạo tập trung hơn vào quản lý chuyên môn;

Tuy nhiên, nhìn chung việc thực hiện phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo là không thống nhất, mỗi nơi làm một cách, nhất là với công tác tài chính và tổ chức cán bộ, dẫn đến việc quản lý vĩ mô của Chính phủ/Bộ Giáo dục và Đào tạo gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt là tại một số địa phương:

- Việc thực hiện phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo còn gặp nhiều lúng túng, dẫn tới tình trạng cắt khúc, chia việc, chia sẻ quyền lực, thiếu sự liên thông, không đồng bộ;

- Tại những nơi mà sự phối hợp giữa ngành giáo dục và đào tạo với các ngành liên quan chưa tốt đã làm cho ngành giáo dục và đào tạo thực hiện các chức năng chuyên môn hết sức khó khăn, do không có đủ các điều kiện đảm bảo về tài chính và nhân lực để thực hiện, như một đại biểu đã nói “ Nhà nước giao gậy, nhưng có hai người cầm hai đầu”;

- Hiện tượng phổ biến là Sở Giáo dục và Đào tạo thuần túy quản lý chuyên môn. Điều này đã góp phần giảm tải công việc cho cấp sở. Tuy nhiên, việc tách rời quản lý chuyên môn với các điều kiện cần thiết về tài chính và nhân sự để tạo nên cơ chế “xin – cho”, không điều hòa được lực lượng giáo viên, dẫn đến thừa – thiếu giả tạo, gây khó khăn cho việc xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển giáo dục;

Nguyên nhân của các bất cập trên chủ yếu là do :

- Chưa có sự chỉ đạo thống nhất, cụ thể của Chính phủ về phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo đặc biệt là những quy định rõ về chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ cũng như cơ chế phối hợp làm việc của UBND các cấp, sở, ban, ngành có liên quan.

- Các văn bản pháp quy về cơ chế phân cấp quản lý nhà nước nói chung và quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo nói riêng chưa đồng bộ; phân cấp chưa tiến hành đồng bộ với đổi mới cơ cấu tổ chức bộ máy Sở Giáo dục và Đào tạo

- Việc nhận thức và năng lực của một số cán bộ điều hành ở một số địa phương còn hạn chế.

Chƣơng 3.

Một phần của tài liệu Phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo (Trang 86)