Tác động của thương mại lên cầu về giáo dục dưới góc độ vĩ mô

Một phần của tài liệu Tác động tới quan hệ quốc tế và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế trên thế giới.DOC (Trang 26 - 28)

Có khá nhiều tài liệu nói về mối quan hệ giữa sự mở cửa thương mại của các quốc gia và nhu câu tăng lên đối với lao động có kĩ năng được đào tạo. Ở rất nhiều các quốc gia đang phát triển và phát triển, vị trí tương đối của lao động có kĩ năng được đào tạo tăng lên so với lực lương lao động chung. Có 3 yếu tố chính gây ra điều này, thứ nhất là việc mở cửa thương mại( quá trình toàn câu hóa), thứ hai là sự tiến bộ của công nghệ và những thay đổi liên kết trong tổ chức. Thứ ba là những nhân tố thuộc tổ chức như sự hiện diện của công đoàn làm chênh lệch tiền lương lao đông trong và ngoài công đoàn. Qúa trình mở cửa thương mại làm tăng lượng câu về lao động có kĩ năng và qua đó làm tăng lương cho họ( sự bù đắp lại cao hơn đối với nguồn vốn con người và giáo dục) so với những lao động không được đào tạo bài bản. Như vậy, khi các lao động được đào tạo dễ dàng tìm được công việc lương cao thì sẽ khuyến khích việc đầu tư vào nguồn vốn con người, khuyến khích đầu tư vào giáo dục. Câu hỏi đặt ra là nó sẽ gia tăng lượng cung cho giáo dục hay không.

Những nghiên cứu đầu tiên về tác động của thương mại lên cấu trúc của thị trường lao động xuất hiện vào những năm 1990( ví dụ nghiên cứu của Wood, 1997). Do đó cần xem xét lại các lý thuyết phân tích về tác động của thương mại đến thị trường lao động qua đó tác đông tới sự cung cấp dịch vụ giáo dục và đào tạo. Chuang( 2000) đã đặt ra giả thuyết về sự tồn tại mối quan hệ rất gần giữa thương mại và sự tích lũy vốn con người. Việc mở cửa thương mại mở ra nhiều cơ hội việc làm cho lao động có kĩ năng được đào tạo. Sự phát triển của thương mại xúc tiến việc học hành và khả năng truyền bá tri thức về kĩ thuật công nghệ( Grossman và Helpman, 1991; Chuang, 2000). Mặc dù các quốc gia đang phát triển thường xuất khẩu các mặt hàng có hàm lượng “ kĩ năng lao động” thấp, tuy nhiên thương mại giữa họ với các quốc gia phát triển có thể dẫn tới sự chuyển giao công nghệ từ các quốc gia này tới quốc gia họ. Bởi vì sự chuyển giao công nghệ xúc tiến sự tích lũy nguồn vốn con người( Pissarides 1997). Điều này được chứng

minh bởi một thực tế là việc học hỏi từ từ quá trình chuyển giao công nghệ từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển đang diễn ra nhanh hơn trong thời kỳ thương mại toàn câu.

Stokey( 1996) đã chỉ ra thương mại là một nguyên nhân làm tăng lương và tăng cru về lao động có kĩ năng, do đó gia tăng sự tích lũy về nguồn vốn con người( thông qua sự bổ sung về nguồn vốn và lao động có kĩ năng và sự thay thế giữa vốn vật chất( tiền đầu tư) và lao động có kĩ năng). Hanson và Harrison( 1995) cũng đã chỉ ra điều này khi nghiên cứu ở Mexico. Sự tích lũy nguồn vốn con người gia tăng chất lượng lao động qua đó tăng năng suất lao động và cuối cùng là tạo ra lợi thế so sánh cho từng quốc gia trong thương mại quốc tế. Song song với đó là quá trình tác động ngược lại của sự phát triển kinh tế đến sự tích luỹ nguồn vốn con người.

Sanchez- Paramo và Schady( 2003) đã phân tích sự tăng lên về lương lao động không bằng nhau trong từng quốc gia và giữa các quốc gia, cụ thể là ở Argentina, Brazil, Chile, Colombia và Mexico. Họ đã chỉ ra nguyên nhân là sự tăng lên về lượng câu đối với lao động có kĩ năng được đào tạo, khi nghiên cứu trong từng khu vực như nhau ở các quốc gia khác nhau. Galhardi( 1999) phân tích rằng sự tăng trưởng nhanh chóng của thương mại quốc tế, đầu tư quốc tế và quá trình đổi mới công nghệ và chuyển giao công nghệ trong sản xuất đã dẫn tới những công xưởng mới của thế giới. Đó là quá trình đang diễn ra ở các quốc gia công nghiệp muộn ở châu Á và Châu Mỹ Latinh. Ở các quốc gia này, quá trình thay thế sản xuất bằng lao động chân tay bằng lao động máy móc yêu câu sự thay thế những kĩ năng lao động chân tay thông thường băng những kĩ năng rộng hơn và cao cấp hơn, cần được đào tạo bài bản hơn. Sau đó, điều này dẫn tới sự phân bổ những kĩ năng khác nhau và làm tăng lượng câu về lao động được đào tạo có kĩ năng. Galhardi tìm ra nguyên nhân từ quá trình nghiên cứu hoạt động sản xuất xuất khẩu của Hàn Quốc. Sự tăng trưởng kì diệu của Hàn Quốc qua việc tăng nhanh xuất khẩu của họ có thể nói là hệ thống giáo dục mạnh mẽ và sự phát triển thích ứng nhanh chóng của một số ngành nghề đặc biệt như quản lý, giảng viên đại học, kĩ sư, và các ngành nghề khác liên quan. Mặc dù vẫn đang có sự gia tăng trong hoạt động sản

xuất hướng xuất khẩu tập trung vào lao động ít kĩ năng do quá trình tự do hoá thương mại toàn câu, chúng ta vẫn thấy được sự sụt giảm của yếu tố “số lượng lao động” trong quá trình sản xuất mà thay vào đó là sự tăng lên của yếu tố “ chất lượng lao động”. Một xu hướng tương tự cũng diễn ra ở Brazil. Yếu tố kĩ năng lao động được cải thiện mạnh mẽ trong khu vực sản xuất đã thoả lấp phần nào tác động tiêu cực do mở cửa tự do thương mại đối với các quốc gia đang phát triển.

Wood và Ridao- Cano( 1999) đã kiểm tra sự không cân bằng giữa các lý thuyết về tác động của thương mại lên kĩ năng lao động. Có sự mâu thuẩn về các lý thuyết kinh tế trong vấn đề này. Lý thuyết thương mại cổ điển nói rằng sự gia tăng của hoạt động thương mại sẽ giúp các quốc gia đang phát triển rút ngắn khoảng cách với các quốc gia phát triển và cuối cùng sẽ đuổi kịp. Các lý thuyết khác chỉ ra sự chuyên môn hoá dựa trên sự khác biệt các yếu tố trong thương mại sẽ thay đổi cấu trúc sản xuất ở các quốc gia đang phát triên (với chủ yếu lao động kĩ năng thấp) khác biệt hoàn toàn với cấu trúc nền sản xuất ở các quốc gia phát triển. Wood và Ridao-Cano đã cung cấp một sự giảng giải thay thế dựa vào lý thuyết H-O về thương mại quốc tế. Sự thay đổi bởi thương mại trong vấn đề tiền lương đối với lao động có kĩ năng đã làm tăng đầu tư vào phát triển nguồn vốn con người, qua đó đang làm rộng ra khoảng cách về kĩ năng lao động giữa các quốc gia, đặc biệt là giữa các quốc gia đang phát triển và quốc gia phát triển. Ưng dụng của mô hình chỉ ra rằng thương mại đã làm gia tăng sự không công bằng trong giáo dục vì đối với các quốc gia phát triển thì đó là sự tăng lên của chất lượng giáo dục song song với lượng tiền họ đổ vào hệ thống giáo dục của họ, làm gia tăng chênh lệch kĩ năng so với lao động ở các quốc gia đang phát triển. Điều này hàm ý rằng thương mại quốc tế đã làm tăng thu nhập trên mỗi mức vốn nhưng lại tăng nhanh hơn ở các quốc gia phát triển.

Một phần của tài liệu Tác động tới quan hệ quốc tế và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế trên thế giới.DOC (Trang 26 - 28)