Chính sách di trú

Một phần của tài liệu Tác động tới quan hệ quốc tế và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế trên thế giới.DOC (Trang 65 - 69)

Chương II: Thực trạng dịch vụ giáo dục ở Việt Nam dưới tác động của toàn cầu hóa

3.4.4 Chính sách di trú

Sự di trú làm tăng sự giàu có và lợi ích cho các quốc gia “ sending” , do đó rất nhạy cảm để giới hạn sự di trú. Có nhiều lựa chọn để giải quyết vân đề, vừa để duy trì một hệ thống giáo dục tốt và giới hạn tối đa tác động tiêu cực lên nguồn nhân lực :

o Giới hạn sự di trú. Các quốc gia không thể giới hạn sự di trú bằng pháp luật, nhưng có thể giới hạn hoạt động của các trung tâm, các cơ quan “săn đầu người” từ bên ngoài

o Khuyến khích di trú tạm thời thay vì di trú cố định o Tối đa hóa lợi nhuận từ sự di trú

o Tìm kiếm sự bù đắp cho sự thiều hụt nguồn lực cho hoạt động sản xuất trong nước

Tổng kết

Để tiến hành công cuộc đổi mới giáo dục thành công cần đặt khu vực giáo dục vào trong vòng mối quan hệ với các khu vực khác. Đó là điều quan trọng nhất cần làm hiện nay đối với hệ thống giáo dục tương đối khép kín của Việt Nam. Cơ sở của vấn đề là ở chỗ giáo dục là nguồn gốc của nguồn nhân lực, nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng nhất trong mọi hoạt động Kinh tế nói riêng và các hoạt động khác nói chung. Khi “đặt” giáo dục vào “trung tâm” của mối quan hệ đối với các khu vực khác, giáo dục sẽ có xu hướng đảm bảo được nguồn nhân lực cho các khu vực đó và sẽ “ biến đổi” theo sự thay đổi nhanh chóng của các khu vực đó.

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, khi đặt nguồn nhân lực( đằng sau nó là hệ thống giáo dục) vào trung tâm của các tác động. Chúng ta sẽ nhận thấy tầm quan trọng của việc kết hợp các chính sách Thương mại, chính sách đầu tư, chính sách di trú với chính sách phát triển nguồn nhân lực với nhau.

Tức là khi một khu vực muốn “bứt phá lên” cần xem xét bản thân nó trong mối quan hệ với các khu vực khác. Cụ thể muốn phát triển nguồn nhân lực cần xem xét nó trong mối quan hệ với Thương mại, đầu tư và quá trình di trú. Và để “ bứt phá lên” thì nó phải nằm trong tổng thể để tất cả cùng đi lên như nó. Sự đi lên của bản thân “nguồn nhân lực” không thể tách bạch với sự đi lên của tổng thể các khu vực và ngược lại.

Để minh họa cho ý tưởng của mình, tác giả xin nêu ra một ví dụ : giả thiết rằng Chính phủ qua chính sách di trú thích hợp đã thu hút được một số Việt Kiều đầu tư thành lập một trường Đại học ở Việt Nam. Trường đại học này sẽ tập trung vào việc liên kết các chương trình đào tạo với các công ty đa quốc gia để cung cấp nguồn nhân lực chất lượng đáp ứng cho các dự án đầu tư của họ trong khu vực Đông Nam Á và Trung Quốc. Trường này sẽ không những tuyển người học từ trong nước mà tuyển cả người học từ các nước trong khu vực Đông Nam Á và Trung Quốc, do đó tạo điều kiện để xuất khẩu giáo dục.

Như vậy, xu hướng phát triển của giáo dục hay phát triển nguồn nhân lực đã bám sát vào các bộ phận trong toàn câu hóa, qua ví dụ như trên. Ở góc độ xa hơn, khi bàn về chính sách của chính phủ đối với phát triển nguồn nhân lực, cũng nên đặt nó trong mối quan hệ với các chính sách di trú, chính sách đầu tư, chính sách thương mại để hệ thống giáo dục có cái nhìn rõ ràng và cụ thể. Đặc biệt là mối quan hệ của chính sách phát triển nguồn nhân lực và chính sách đầu tư, chính sách di trú và các chính sách còn lại. Như vậy mới khuyến khích khu vực này phá vỡ cơ chế khép kín bấy lâu nay để hướng đến một hệ thống linh động và hiệu quả, phục vụ cho sự phát triển của đất nước.

Dạnh mục tài liệu tham khảo:

1. “Giáo trình kinh tế quôc tế”- Đại học kinh tế quốc dân

2. “Tạp chí kinh tế phát triển”- Đại học kinh tế quốc dân

3. “Tạp chí nghiên cứu kinh tế” - Viện kinh tế

5. “Chiếc xe Lexus và cây Oliu”- Thomas l.friedman.

6. “Kinh tế tri thức”- Trung tâm thông tin và tư liêu KH&CN quốc gia 7. “Tạp chí nghiên cứu kinh tế”- Đại học KTTPHCM

8. “Globalization: The human consequences”-Zygmunt Bauman

9. “Globalization and Education: Critical perspectives”- Nicholas C. Burbules, Carlos Alberto Torres.

10. “Globalization and education”_Dirk Willem te Velde

11. “Globalization of education: an introduction”- Joeh H.Spring

12. “Inequality,globalization, and world politics”- Andrew Hurrell, Ngaire Woods

13. “Constructing human rights in the age of Globalization” Mahmood Monshipouri

14. “Higher education in Korea: tradition and adaptation”-John C.Weidman, Namgi Park.

15. “New multinational enterpirses from Korea and Taiwan: beyond export-led growth”-Roger van Hoesel

16. Gereffi, G. (1999) International Trade and Industrial Upgrading in the Apparel Commodity Chain, Journal of International Economics 28, 37–70.

Gereffi, G., J. Humphrey, and T. Sturgeon (2003) ‘The Governance of Global Value Chains’, Forthcoming in Review of International Political Economy, available from http://www.ids.ac.uk/globalvaluechains/publications/govgvcsfinal.pdf

Gereffi, G. and T. Sturgeon (2004) ‘Globalization, Employment, and Economic

Development: A Briefing Paper’, Sloan Workshop Series in Industry Studies, Rockport, Massachusetts, June 14–16, 2004.

17. “Globalization, the state, and violence”- Jonathan Friedman

18. “Human resource development”- Jennifer Joy-Matthews, David Megginson, Mark Surtees.

19. “Human resource development: learning& training for individuals &organizations” 20. “Suy ngẫm lại sự thần kỳ Đông Á”- Joseph E. Stigitz và Shahid Yusuf

22. “International economics”- Paul Knigman 23. “The international economy”- Peter B.Kenen

24. Al-Samarrai, S. and P. Bennell (2003) ‘Where Has all the Education Gone in Africa? Employment Outcomes Amongst Secondary School and University Leavers’, Institute of Development Studies paper.

25. Adams Jr, R. H. (2003) ‘International Migration, Remittances and the Brain Drain: A Study of 2 Labor-Exporting Countries’ World Bank Policy Research Working Paper 3069. Washington, D.C.: World Bank.

Nguồn Internet 1. www.moet.gov.vn 2. Wikipedia.com 3. Tapchicongsan.org.vn 4. Vneconomy.com.vn 5. Saga.com 6. gso.gov.vn 7. Mpi.gov.vn 8. Mot.gov.vn

Một phần của tài liệu Tác động tới quan hệ quốc tế và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế trên thế giới.DOC (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w