Tác động vĩ mô đến lượng cầu về giáo dục

Một phần của tài liệu Tác động tới quan hệ quốc tế và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế trên thế giới.DOC (Trang 47 - 49)

Chương II: Thực trạng dịch vụ giáo dục ở Việt Nam dưới tác động của toàn cầu hóa

2.2.1Tác động vĩ mô đến lượng cầu về giáo dục

Nhìn từ thị trường lao động thì 2 loại luồng vốn FDI bị hấp dẫn bởi 2 loại thị trường lao động. Với lực lượng lao động chất lượng cao như ở các quốc gia phát triển như Mỹ, vốn FDI vào đất nước dó thường là các ngành công nghệ kĩ thuật cao, sản phẩm hàm lượng chất xám cao.

Với lực lượng lao động đông, rẻ như ở các quốc gia đang phát triển, vốn FDI thường vào các lĩnh vực công nghệ thấp, thậm chí là ô nhiễm, sản phẩm hàm lượng chất xám thấp và giá trị gia tăng thấp.

Đồ thị: Vốn FDI đăng ký gần đây( tỷ USD) Nguồn: Vneconomy

Hoạt động đầu tư FDI ở Việt Nam khá sôi động khi Việt Nam là một trong những điểm đầu tư hấp dẫn của thế giới do nhiều yêu tố trong đó có yếu tố lao động giá rẻ. Đầu tư FDI đã làm tăng cầu về lao động được đào tạo tại thị trường Việt Nam. Cầu này là tăng lên cả về qui mô và chất lượng.

Vì mục đích của FDI là tận dụng đủ các điều kiện để đạt được chi phí tối thiểu cho nên các doanh nghiêp FDI ở Việt Nam đang cố gắng tối đa sử dụng lao động ở địa phương, kể cả lao động được đào tạo hay lành nghề đều rẻ hơn so với mặt bằng chung của lương quốc tế. Do đó sự gia tăng của FDI làm gia tăng cầu về lao động được đào tạo trong nước, qua đó tạo ra sức cầu cho hệ thống giáo dục của Việt Nam. Đây là sự tăng lên cầu về số lượng lao động ở Việt Nam.

Vốn FDI thường là của các công ty đa quốc gia, các công ty này có vốn lớn, qui mô rộng, công nghệ hiện đại. Sự gia tăng đầu tư FDI ở Việt Nam do tính chất chuyên nghiệp và đẳng cấp của các công ty này, nhu cầu về lao động của các công ty này phải

là chất lượng quốc tế. Tuy họ vẫn tuyển lao động ở Việt Nam nhưng sau đó các công ty này luôn có chương trình đào tạo lại để “gọt giũa” các ứng viên ưu tú. Vô hinh chung, các công ty này đang tạo ra một sức cầu to lớn về lực lượng lao động chuyên nghiệp chất lượng cao ở hầu hết các ngành nghề.

2.2.2Tác động vĩ mô của FDI đến cung về giáo dục

Sự gia tăng của đầu tư FDI ở Việt Nam làm cho đất nước phát triển nhanh hơn làm tăng ngân sách chính phủ. Sự mở rộng của các doanh nghiệp FDI cũng làm tăng nguồn thu từ thuế do các đơn vị này nộp và cũng làm tăng ngân sách chính phủ. Ngân sách của chính phủ tăng là cơ sở để tăng ngân sách cho giáo dục và đào tạo ở Việt Nam.

2.2.3Tác động vi mô của FDI lên cầu về giáo dục

Các công ty nước ngoài thường đi đầu trong việc đổi mới công nghệ, họ luôn có xu hướng sử dụng các công nghệ mới nhất và điều này yêu cầu lao động có kĩ năng được đào tạo. Mối quan hệ giữa công nghệ và kĩ năng đã được đưa ra từ năm 1969 bởi Griliches và mối quan hệ này là biện chứng. Kĩ năng cao là cơ sở để tạo ra công nghệ mới. Việc sử dụng công nghệ cao vào sản xuất lại đòi hỏi lao động có kĩ năng cao. Với việc hầu hết các tập đoàn lớn đã có mặt tại Việt Nam và đang mở rộng dần qui mô hoạt động, việc họ ngày càng sử dụng nhiều công nghệ mới và hiện đại trong quá trình sản xuất vô hình chung sẽ tạo ra sức ép lên hệ thống giáo dục của Viêt Nam về nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là đội ngũ kĩ sư và nhà quản lý. Hơn hết là nhân lực ở các ngành như công nghệ thông tin, công nghệ viễn thông, công nghệ tự động, và các ngành kinh tế tài chính...

Một phần của tài liệu Tác động tới quan hệ quốc tế và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế trên thế giới.DOC (Trang 47 - 49)