Tác động vĩ mô của FDI lên sự cung cấp giáo dục

Một phần của tài liệu Tác động tới quan hệ quốc tế và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế trên thế giới.DOC (Trang 33 - 35)

Tác động vĩ mô của FDI lên giáo dục là khá phức tạp và thông qua sự tăng trong tăng trưởng kinh tế và năng suất lao động. Chúng ta dễ dàng nhận ra FDI dẫn đến sự phát triển nhanh hơn đối với các nước đang phát triển, với điều kiện chính sách của chính phủ là phù hợp( giáo dục, cơ sở hạ tầng, ...). Qua đó, khi ngân sách nhà nước và vốn khu vực tư nhân tăng lên thì khoản tiền đầu tư cho giáo dục cũng tăng lên, đầu tư phát triển nguồn nhân lực luôn là quốc sách của các quốc gia.

Như đã phân tích, các mô hình phát triên hiện đại và các nghiên cứu về kinh doanh quốc tế đã dự đoán rằng khi các quốc gia tham gia vào thương mại tự do và một hệ thống đầu tư trong một môi trường “chuyển giao công nghệ không hoàn hảo”, họ sẽ có xu hướng chuyên môn hoá các hoạt động dựa vào những điều kiện ban đầu như khả năng kĩ năng của lao động. Các quốc gia đang phát triển thương tập trung vào sản xuất sản phẩm cần kĩ năng thấp, hàm lượng trí tuệ thấp, trong khi các quốc gia phát triển có xu hướng tập trung vào sản xuất những sản phẩm cần nhiều kĩ năng lao động, hàm lượng trí tuệ cao.

Không phải tất cả các quốc gia sử dụng những nguồn lực tài chính và tự nhiên một cách hợp lý. Ví dụ, Mauritius và Botswana là 2 quốc gia rất khác với Nigeria qua việc thu hút và sử dụng FDI. Nigeria thu hút rất nhiều dự án FDI vào ngành dầu mỏ nhưng sự “có mặt” của những dự án FDI này không đem lại sự khuyến khich trong việc xây dựng nguồn vốn con người, cụ thể quốc gia này là khuyến khích học sinh học hết bậc học phổ thông; Tác động gián tiếp lên hệ thống giáo dục thông qua thu ngân sách cũng không hiệu quả do chính sách và chi ngân sách không phù hợp. Mauritius, đã đầu tư khá nhiều vào viẹc phát triển đội ngũ lao động, do đó, quốc gia này đã phát triển nhanh chóng chỉ dựa trên nên tảng ban đầu là các khoản đầu tư vào hàng may mặc và hàng dệt trong chương trình EPZ( UNCTAD, 1999; Subramanian và Roy, 2003). Như là kết qủa tất yếu, đầu tiên là sự gia tăng học sinh học hết phổ thông để có thế được nhận vào làm ở các xưởng dệt may và gia công quần áo. Bây giờ đất nước nhỏ bé này đã bắt đầu chuyển đến những hoạt động cần kĩ năng cao hơn như cung cấp dịch vụ tài

chính...Tương tự, Botswana đã sử dụng nguồn thu từ các dự án FDI khai thác kim cương để đầu tư cho giáo dục.

1.4.2.3Tác động vi mô lên câu về giáo dục

Các công ty đa quốc gia luôn có xu hướng sử dụng những công nghệ mới nhất vào qúa trình sản xuất qua đó rất cần lao động trình độ cao. Griliches(1969) đã lần đầu tiên phân tích mối quan hệ giữa trình độ lao động và công nghệ. Rất khó đề phân biệt đâu là nguyên nhân đâu là kết quả trong mối quan hệ này. Bartel và Lichtenberg(1987) cho rằng trình độ lao động là nguyên nhân tạo nên công nghệ mới. Ngược lại, để dùng được những công nghệ tiên tiến cần những lao động trình độ cao. Teece( 1977) đã điều tra tính tự nhiên và chi phí của sự lan toả công nghệ từ công ty của quốc gia này đến công ty của quốc gia khác, kể cả sự lan toả từ công ty mẹ đến các công ty con. Ông chỉ ra rằng công nghệ không đơn giản chỉ là một bản thiết kế với chi phí bằng không. Thay vào đó, nó là “ một hệ thống thông tin không mã hoá... mang theo bởi các giám sát viên, kĩ sư, và người điều khiển...”. Theo quan điểm này, công nghệ mới cần lao động có trình độ cao, có kĩ năng được đào tạo.

Tan(2000) đã sử dụng dữ liệu từ hệ thống sản xuất của Malaysia và chỉ ra rằng từ năm 1977 đến năm 1995 có sự tăng lên nhanh chóng nhu câu về giảng viên, nhà quản lý, kĩ thuật viên. Tan cũng tìm ra rằng các công ty đa quốc gia có xu hướng sử dụng công nghệ thông tin nhiều hơn là các công ty địa phương. Điều này ngụ ý rằng các công ty đa quốc gia đưa vào sử dụng những công nghệ mới liên quan đến việc sư dụng lao động kĩ năng mới, điều này rõ ràng có lợi cho lao động có kĩ năng được đào tạo.

Một phần của tài liệu Tác động tới quan hệ quốc tế và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế trên thế giới.DOC (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w