Nguồn cung vi mô của giáo dục và đào tạo “các khoản đóng góp tự nguyện”

Một phần của tài liệu Tác động tới quan hệ quốc tế và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế trên thế giới.DOC (Trang 35 - 36)

Các công ty đa quốc gia tác động đên lượng cung về nguồn nhân lực thông qua sự đóng góp tự nguyện vào hệ thông giáo dục phổ thông, các chương trình đào tạo chính thức và không chính thức. Chương trình đào tạo không chính thức mục đích chủ yếu là để huấn luyện trình độ, đào tạo kĩ năng liên quan đến công việc, do đó các công ty đa quốc gia có xu hướng tăng lượng chương trình đào tạo này khi họ cần lao động có kĩ năng trình độ cao. Các công ty tư nhân cũng cung cấp các loại hình đào tạo “ tự nguyện” tương tự nhưng rất ít ỏi.

Hội đồng kinh doanh nhân dân(2004)( tác giả tạm dịch) cung cấp 3 ví dụ về sự tham gia “tự nguyện” của khu vực tư vào việc cung cấp giáo dục: Alcan tổ chức khoảng 180 trường học ở Canada, US, Brazil và Đông Nam Á, nơi mà khoảng 30000 sinh viên được dạy về bảo vệ môi trường và kĩ năng kinh doanh; Công ty thuốc lá Anh-Mỹ( BAT) cung cấp mỗi năm khoảng 10 suất học bổng học đại học cho sinh viên nghèo có hoàn cảnh khó khăn; Công ty Diageo Breweries( Đông Phi) ở Kenya cấp học bổng hàng năm khoảng cho 30 sinh viên đi học đại học. Có nhiều lý do để các công ty cấp học bổng hoặc đầu tư không hoàn lại vào lĩnh vực giáo dục, nhưng đều xuất phát từ lợi ích của họ. Ví dụ, trong trường hợp của Diageo, họ khó có thể tuyển những sinh viên kĩ thuật mới tốt nghiệp đạt đủ yêu câu chất lượng ở Kenya.

Các công ty khai thác nguồn lực tự nhiên cũng tích cực cung cấp đầu tư tự nguyện. Sau thất bại ở Nigeria, Shell đã thay đổi chiến lược của họ vào năm 2000 bằng việc cung cấp khoảng 60 triệu USD hàng năm ( tương đương 0.2 % GDP) đầu tư không hoàn lại

cho Nigeria. Với khoảng 1.2 triệu USD dành cho đào tạo nghề, 2.5 triệu USD là các khoản học bổng học phổ thông và đại học. Giai đoạn 1998-2000 công ty BP-Amoco chi tiêu cho các khoản đầu tư vào Xã Hội tăng từ 64.9 triệu USD lên 81.6 triệu USD, tương đương 0.6% tổng doanh thu bán hàng của họ; ¼ tổng số này được dùng cho giáo dục, nhưng phần lớn lại dành cho 2 quốc gia phát triển là Mỹ và Anh, trong khi một phần nhỏ giành cho các quốc gia đang phát triển. Năm 2000, công ty Exxonmobil đầu tư khoảng 92 triệu USD vào các mục đích xã hội và giáo dục, chiếm 0.3 tổng doanh thu của họ, với 19 triệu USD dành cho các quốc gia ngoài nước Mỹ. Công ty Rio Tinto cũng đầu tư khoảng 49.5 triệu USD, 77% trong số đó là dành cho việc đầu tư vào hệ thống giáo dục phổ thông.

Một phần của tài liệu Tác động tới quan hệ quốc tế và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế trên thế giới.DOC (Trang 35 - 36)