Giáo dục đào tạo ở Việt Nam và thương mại quốc tế

Một phần của tài liệu Tác động tới quan hệ quốc tế và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế trên thế giới.DOC (Trang 51 - 54)

Chương II: Thực trạng dịch vụ giáo dục ở Việt Nam dưới tác động của toàn cầu hóa

2.4.1 Giáo dục đào tạo ở Việt Nam và thương mại quốc tế

Phát triển giáo dục và kĩ năng lao động giúp các công ty và các cá nhân tham gia vào các tiến trình toàn cầu hóa như là xuất khẩu hàng hóa, chuỗi giá trị toàn cầu...Để đáp ứng được các yêu cầu và tác động của thương mại quốc tế, mỗi quốc gia cần có một nền giáo dục linh hoạt. Điều này giúp quốc gia thích nghi nhanh chóng tới những điều kiện thương mại mới đang thay đổi liên tục. Trong khi các quốc gia tiên tiến(đặc biệt là khu vực Đông Á) đang có chính sách năng động để phát triển giáo dục cho xuất khẩu( Hàn Quốc là một ví dụ điển hình), các quốc gia nghèo hơn đang gặp khó khăn trong việc đáp ứng các yêu cầu để hội nhập vào nền thương mại toàn cầu, Việt Nam cũng đang gặp phải những khó khăn tương tự do hệ thống giáo dục của Việt Nam thực sự là không linh hoạt.

Như đã phân tích ở phần tác động của thương mại quốc tế đến hệ thống giáo dục ở Việt Nam, yêu cầu đặt ra cho nền giáo dục Việt Nam là phải đào tạo đôi ngũ lao động đầy đủ được đào tạo đủ kĩ năng và một bộ phận lao động chất lượng cao. Nhìn chung, hệ thống đào tạo của chúng ta đã thay đổi nhanh chóng và tăng lên cả về số lượng cũng như chất lượng. Tuy giáo dục đang trong thời kỳ đấu tranh giữa cái cũ và cái mới, có nhiều vần đề bất cập trong cơ chế, trong hệ thống... Nhưng sự phát triển của giáo dục nước ta đang đi theo xu hướng đáp ứng nhu cầu cơ bản từ thị trường lao động do thương mại quốc tế mang lại. Hiện tại có thể nói hệ thống giáo dục của Việt Nam chưa thể đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu về nguồn nhân lực. Với tình trạng như đào tạo

chưa đáp ứng được nhu cầu của nhà tuyển dụng, đào tạo mang quá nhiều tính lý thuyết hay thậm chí lý thuyết là chưa đầy đủ và chậm đổi mới, tình trạng thừa thầy thiếu thợ...Tất cả những biểu hiện trên đều là do sự đan xen giữa cái cũ và cái mới, cái cũ chưa mất đi, cái mới mới sinh ra còn yếu. Cái cũ ở đây là do lịch sử để lại, do cơ chế cũ và lề thói cũ chưa thể xóa bỏ hết, cái mới đây là luồng gió từ phát triển kinh tế do sự hội nhập kinh tế quốc tế mà tiêu biểu là sự gia tăng của hoạt động thương mại quốc tế ở Việt Nam. Trước yêu cầu to lớn từ thị trường lao động, giáo dục ở Việt Nam mới đã, đang và sẽ chắc chắn thay đổi.

Các trường đang đi theo xu hướng cải cách với chiến lược giáo dục 2010-2020 là giáo dục lấy người học làm trung tâm, phấn đấu đến năm 2020 Việt Nam sẽ có các trường đại học đạt đẳng cấp quốc tế với chất lương đào tạo được quốc tế công nhận. Mục tiêu này đang bám sát nhu cầu từ thị trường lao động.

Khu vực tư nhân ở Việt Nam đang hoạt đông rất “ sôi nổi” khi nhận ra nhu cầu to lớn từ thị trương lao động. Các trung tâm về đào tạo tiếng anh, tin học; đào tạo kinh doanh, đào tạo kĩ năng mềm đang xuất hiện rất nhiều của cả tư nhân Việt Nam và các công ty nước ngoài. Những trung tâm này đã phần nào khắc phục được nhược điểm của hệ thống giáo dục đào tạo quốc gia là đào tạo nặng tính lý thuyết hay sinh viên ra trường phải được đào tạo lại do không đáp ứng nhu cầu.

Các trường dạy nghề ở Việt Nam mở ra rất nhiều mà chủ yếu là đáp ứng nhu cầu từ thị trường lao động ở các công ty Việt Nam nằm trong chuỗi giá trị toàn cầu về may mặc, điện tử, xe máy, ô tô, ...

2.4.2Giáo dục đào tạo ở Việt Nam và vốn FDI

Như đã phân tích, kĩ năng về kĩ thuật và công nghệ là nhân tố quan trọng thu hút FDI . Nhưng ở Việt Nam, nhân tố này thực sự là yếu kém. Lấy một ví dụ điển hình là mới đây tập đoàn Intel tổ chức tuyển lao động ở Việt Nam, họ phỏng vấn 1000 ứng viên nhưng chỉ có 40 ứng viên là được Intel công nhận đạt yêu cầu. Điều này cho thấy chất

lượng lực lượng lao động được đào tạo tại Việt Nam so với mặt bằng chung của chuẩn chất lượng quốc tế.

Như đã phân tích, các công ty có vốn FDI đang tạo ra một sức cầu to lớn về lao động chuyên nghiệp có chất lương cao được đào tạo ở hầu hết các ngành nghề. Các trường đại học ở Việt Nam đang thay đổi theo hướng tạo ra các lớp chất lượng cao ngay trong các ngành đào tạo của họ. Ví dụ như các chương trình đào tạo hợp tác với các trường đại học ở nước ngoài, các chương trình đào tạo được cấp bằng quốc tế, dùng tiêng anh để giảng dạy ở các lớp tiên tiến hay ở các lớp tài năng...

Như đã phân tích, việc xây dựng các trung tâm công nghệ cao là “ thỏi nam châm” để thu hút FDI. Việt Nam đã và đang xây dựng một số trung tâm công nghệ cao như khu công nghệ cao Hòa Lạc. Với tổng diện tích 1600 ha, Khu Công nghệ cao Hoà Lạc sẽ được xây dựng theo mô hình thành phố khoa học với đầy đủ các dịch vụ tiện ích. Khu Công nghệ cao Hoà Lạc chú trọng phát triển các lĩnh vực công nghệ cao ưu tiên như Công nghệ thông tin, truyền thông và công nghệ phần mềm; Công nghệ sinh học phục vụ nông nghiệp, thuỷ sản và y tế; Công nghệ vi điện tử, cơ khí chính xác, cơ - điện tử, quang điện tử và tự động hoá; Công nghệ vật liệu mới, công nghệ nano; Công nghệ thân môi trường, công nghệ năng lượng mới ... và một số công nghệ đặc biệt khác. Điều này đòi hỏi hệ thống giáo dục ở Việt Nam phải đào tạo đủ nhân tài để làm việc trong khu công nghệ cao và từ đó, sẽ thu hút vốn FDI đầu tư vào Việt Nam không chỉ các ngành cần nhiều lao động giá rẻ như trước đây mà còn vào các ngành công nghệ cao, sản phẩm có hàm lượng chất xám cao, đem lại giá trị gia tăng cao. Điều này đặt ra yêu cầu và thách thức rất lớn cho hệ thống giáo dục của Việt Nam, đặc biệt là giáo dục đại học.

Việc thu hút đầu tư FDI từ các quốc gia phát triển giúp Việt Nam có thể tiếp thu được công nghệ và bí quyết quản lý của các công ty đa quốc gia. Để làm được điều này, hệ thống giáo dục của Việt Nam phải đào tạo được đội ngũ lao động thực sự có năng lực và đủ trình độ để không những đáp ứng được nhu cầu lao động từ phía các công ty mà còn đủ khả năng để lĩnh hội tri thức về công nghệ và quản lý. Nhìn chung, Việt Nam mới chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu rất lớn đội ngũ lao động chất lượng cao từ các

công ty đa quốc gia, chưa nói đến khả năng học tập từ họ của lực lượng lao động hiện tại của ta là khá yếu kém

2.4.3Giáo dục và sự di trú ở Việt Nam

Như đã phân tích, các cá nhân càng được giáo dục cao thì xác suất di trú cao. Ở Việt Nam, đó không phải là ngoại lệ và chúng ta gọi đó là hiện tượng chảy máu chất xám. Vì những người xuất sắc được đào tạo tại Việt Nam họ tìm thấy ở nước ngoài cơ hội làm việc tốt hơn, đồng lương cao hơn. Do đó họ di trú sang một số nước khác để làm việc. Và khi giáo dục càng phát triển, thì chắc chắn hiện tượng này sẽ gia tăng đúng theo xu hướng đang gia tăng trên thế giới.

Chương III: Định hướng cho sự phát triển dịch vụ giáo dục Việt Nam trong thời kỳ toàn cầu hóa

Một phần của tài liệu Tác động tới quan hệ quốc tế và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế trên thế giới.DOC (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w