Chương II: Thực trạng dịch vụ giáo dục ở Việt Nam dưới tác động của toàn cầu hóa
3.4 Định hướng chính sách chính phủ nhằm làm cho nguồn nhân lực phù hợp hơn trong thời kỳ toàn câu hoá
trong thời kỳ toàn câu hoá
Hiệu quả của chính sách chính phủ tới việc “dung hoà” quá trình toàn cầu hoá với giáo dục nhằm đem lại lợi ích cho phát triển. Như chúng ta thấy, toàn cầu hoá đang đặt ra những yêu cầu đối với giáo dục và đào tạo, sẽ xuất hiện những khó khăn nếu hệ thống giáo dục và đào tạo không đáp ứng đủ yêu cầu. Nhưng sẽ có lợi cho phát triển nếu hệ thống giáo dục đào tạo là thích hợp. Vấn đề cốt yếu là phải đảm bảo nguồn cung về giáo dục đào tạo phù hợp với những nhu cầu mới từ quá trình toàn cầu hoá. Do đó, yêu cầu phải có chính sách thích hợp để đảm bảo rằng phát triển nguồn lực con người đang phù hợp với những cơ hội mà toàn cầu hoá nền kinh tế mang lại
Toàn cầu hoá và cạnh tranh yêu cầu lao động có kĩ năng cao hơn, cả những công ty hiện đại và các doanh nhân nhỏ đều mong muốn như vậy. Nhưng chúng ta phải thừa nhận rằng những thất bại của thị trường trong việc cung cấp dịch vụ giáo dục và đào tạo cũng được coi là một đặc điểm của thất bại thị trường.
Chúng ta sẽ xem xét 4 nhóm chính sách của chính phủ nhằm làm “dung hoà” quá trình toàn cầu hóa với giáo dục: chính sách phát triển nguồn nhân lực, chính sách đầu tư, chính sách thương mại, chính sách di trú.
Một điểm quan trọng nữa là chính phủ cần sử dụng kết hợp các chính sác này một cách đúng đắn và hợp lý.
3.4.1Chính sách phát triển nguồn nhân lực
Can thiệp vào phát triển nguồn nhân lực
Chính phủ có thể muốn giải quyết thất bại của thị trường trực tiếp bằng cách khuyến khích đào tạo ở các công ty đa quốc gia. Toàn cầu hoá có nghĩa là sự tăng lên về phát triển công nghệ, các “dòng” công nghệ chảy qua các quốc gia và làm tăng sự chuyên môn hóa. Khi mà những công nghệ mới đang phổ biến ngày càng nhanh hơn trên thế giới, thì cũng đặt ra những yêu cầu mới nhất đối với phát triển nguồn nhân lực để giải quyết thất bại thị trường. Những chính sách cố gắng “dung hoà” giữa lượng cung và cầu cho giáo dục trong thời kỳ toàn cầu hoá, ví dụ như kết hợp những ý kiến của khu vực tư và khu vực công nhằm quyết định những yêu cầu của nguồn nhân lực...có rất nhiều cách để khuyến khích mối quan hệ của khu vực tư và công để thúc đẩy đào tạo trong các công ty, có thể dùng các khoản trợ cấp hoặc miễn thuế cho các chương trình đào tạo của các công ty đa quốc gia, thu thuế và đầu tư vào giáo dục đào tạo, chia sẻ chi phí với người làm nghề giáo,...Chính phủ cũng khuyến khích hợp tác giữa các tổ chức nghiên cứu công với các công ty đa quốc gia. Những quốc gia như Việt Nam có thể cho xây dựng các trung tâm nghiên cứu và phát triên mới. Và quan trọng hơn hết, hệ thống trường học cơ sở phải phù hợp, đó là nhân tố cơ bản cho phát triển xa hơn nữa giáo dục và đào tạo.
Có nhiều quốc gia thành công với chương trình phát triển nguồn nhân lực như ở Malaysia hay Singapore, trong khi một vài chương trình tương tự lại không phát huy hiệu quả như ở các quốc gia Nam Mĩ( trừ Chile và Costa Rica).
Giáo dục là nhân tố hêt sức quan trong khả năng cạnh tranh của các con hổ kinh tế ở Đông Á. Với việc có chính sách nguồn nhân lực hết sức phù hợp như ở Singapore, Hàn quốc, Đài Loan đã làm cho lực lượng lao động luôn biến đổi phù hợp với sự biến đổi của nền kinh tế. Họ coi những “phép lạ” trong phát triển kinh tế bắt nguồn từ những “ phép lạ” trong giáo dục. Hệ thống giáo dục chủ đạo của các quốc gia này là các trường học, trường bách khoa, các trường đại học và các trung tâm đào tạo của tư nhân cũng như của chính phủ. Những cải cách trong hệ thống giáo dục được bổ sung bằng hệ thống đào tạo hiện đai và phức tạp của chính phủ, những sự cải cách sẽ bao gồm việc chi nhiều tiền hơn cho giáo dục và đầu tư nhiều vào hệ thống giáo dục cơ sở. Ở Đài Loan, họ đã cung cấp đủ những kĩ năng nghề nghiệp cho lực lượng lao động của họ sẵn sàng tham gia vào công việc. Ở Hàn Quốc, sinh viên sau khi học xong ở trường có thể đi tới các nhà máy, đó là “học đi đôi với hành”... Hơn thế nữa, việc đào tạo có thể được cung cấp bởi các công ty
Những ví dụ về chính sách giáo dục đào tạo thích hợp
Các quốc gia Châu Á tích cực cố gắng trong việc khuyến khich khu vực tư nhân tham gia vào dịch vụ giáo dục. Malaysia là quốc gia khuyến khích đầu tư của tư nhân và giảm dần vai trò của chính phủ trong các hoạt động đào tạo. Đây là một số chính sách của Malaysia vào những năm 90: khuyến khích khu vực tư nhân tham gia vào phát triển nguồn nhân lực thông qua hội đồng đào tạo nghề nghiệp quốc gia, khuyến khích khu vực tư nhân trong khâu cung ứng giáo dục bằng cách giảm thuế trên những chi phí dành cho đào tạo....Khu vực tư nhân ở Malaysia đang chứng tỏ một vai trò quan trọng trong việc đào tạo lao động. Trung tâm phát triển kĩ năng Malaysia PSDC( Penang Skills Development Centre) là một sự kết hợp thành công giữa khu vực tư và công.PSDC thành lập năm 1989 nhằm giải quyết tình trạng thiếu lao động kĩ năng dung cho những
hoạt động có kĩ năng chuyên sâu (điện hay IT) của các công ty đa quốc gia. Tổ chức SDF ở Singapore là một ví dụ tương tự, SDF khuyến khích tư nhân đầu tư nhiều vào giáo dục đào tạo và đáp ứng rất tốt yêu cầu lao động của nền kinh tế.
Tóm lại, Việt Nam cần học tập chính sách phát triển nguồn nhân lực của một số quốc gia như Singapore, Hàn Quốc và Đài Loan. Về cơ bản là đầu tư mạnh mẽ vào giáo dục đào tạo để phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế. Như các nước này, quá trình phát triển hàng xuất khẩu và thay thế dần các mặt hàng xuất khẩu là do hệ thống giáo dục đào tạo luôn đi đầu trọng việc đào tạo đôi ngũ lao động để đón đầu đầu tư, do đó họ đã chuyển nhanh chóng từ sản xuất xuất khẩu mặt hàng hàm lượng chất xám thấp sang sản xuất xuất khẩu các mặt hàng hàm lượng chất xám cao, đem lại giá trị gia tăng cao.
Thứ hai đó là cách các nước này can thiệp vào thị trường lao động bằng các chính sách của Chính Phủ. Mục đích là để dung hòa lượng cung và lượng câu luôn biến đổi khi các hoạt đông kinh tế tham gia tích cực vào các tiến trình của toàn câu hóa. Các chính sách can thiệp có thể là các chính sách tài khóa, can thiệp bằng thuế trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, can thiệp bằng chi tiêu của Chính Phủ.
Thứ ba, và là nhân tố quan trọng nhất Việt Nam cần học tập đó là ban hành chính sách khuyến khích khu vực tư nhân đầu tư vào lĩnh vực giáo dục đào tạo. Việt Nam không thiếu những Việt Kiều giàu có sẳn sàng đầu tư về nước, Chính Phủ nên định hướng cho các nguồn vốn tư nhân đầu tư và giáo dục chất lượng cao, khuyến khích Việt Kiều vì họ có thể học tập các mô hình giáo dục ở các nước phương Tây. Mục tiêu của chiến lược là tăng cường nguồn vốn và tính năng động của tư nhân vào phát triển giáo dục chất lượng cao.