Chính sách đầu tư

Một phần của tài liệu Tác động tới quan hệ quốc tế và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế trên thế giới.DOC (Trang 61 - 65)

Chương II: Thực trạng dịch vụ giáo dục ở Việt Nam dưới tác động của toàn cầu hóa

3.4.2Chính sách đầu tư

Những chính sách đầu tư khác nhau có thể tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên giáo dục

Định hứơng mục tiêu cho đầu tư

Những chiến lược đầu tư định mục tiêu đưa ra bởi cơ quan xúc tiến đầu tư ở Costa Rica đã giúp cho đất nước này thu hút đầu tư FDI vào ngành điện. Hay thu hút đầu tư vào những ngành đòi hỏi kĩ năng chuyên sâu( ví dụ như của công ti Intel..) sẽ mang đến những cơ hội cho lao động có kĩ năng và khuyến khích cho sự hình thành nguồn vốn con người.

Sự khuyến khích đầu tư

Nói chung, sự khuyến khích đầu tư không phải là nhân tố chính giúp thu hút FDI, nhưng nó có thể là nhân tố quan trọng ở một số trường hợp. Sự khuyến khích đầu tư có thề gắn với phát triển nguồn nhân lực, cả trước và sau khi nhận đầu tư, trước đầu tư để các công ty nước ngoài mang vào nhiều công nghệ và chuyên gia, sau đầu tư đề các công ty này giúp đỡ “ nâng cấp” nguồn nhân lực.

“After care”

Các cơ quan xúc tiến đầu tư tiên tiến luôn cung cấp “ after care”. Họ sẽ “chăm sóc” tốt cho các chi nhánh của các công ty đa quốc gia và luôn xúc tiến mối quan hệ với các tổ chức đào tạo và công nghệ trong nước.

Khuyến khích trách nhiệm đối với các hoạt động xã hội

Những quốc gia nhận vốn đầu tư có thể khuyến khích hoạt động xã hội với các công ty, đó là bằng cách xúc tiến các khoản “ từ thiện” cung cấp cho giáo dục; hoặc yêu cầu các

công ty khuyến khích các hoạt động kinh tế ở địa phương; thông qua các hoạt động đào tạo cho công nhân của họ.

Chương trình đào tạo cho công nhân ở địa phương được đưa ra bởi các công ty với sự chấp thuận của họ. Mối quan hệ hợp tác giữa các công ty, chính phủ địa phương và các tổ chức quốc tế giúp củng cố nguồn nhân lực cho các nhà cung cấp ở địa phương.

 Tóm lại, Việt Nam cần hướng chính sách đầu tư như sau:

• Đưa ra mục tiêu rõ ràng cụ thể và thống nhất, có tính logic trong chính sách đầu tư, để hệ thống giáo dục đào tạo có thể bắt kịp và đáp ứng nhu câu nhân lực sắp tới từ các dự án đầu tư.

• Khuyến khích các dự án đi kèm công nghệ cao, tiên tiến và sử dụng lao động chất lượng cao ở địa phương. Tạo tiền đề cho sự phát triển của nguồn nhân lực chất lượng cao.

• Tăng cường việc liên kết của các chương trình đào tạo của các công ty đa quốc gia có vốn đầu tư tại Việt Nam với chương trình đào tạo trong nước.

3.4.3Chính sách thương mại

Có 3 loại chính sách thương mại có thể tác động trực tiếp hay gián tiếp lên giáo dục và đào tạo. Trước tiên, sự tự do hóa thương mại trong thuế xuất nhập khẩu tác động lên giáo dục là gián tiếp. Nó diễn ra rất nhanh và nếu chính sách cắt giảm thuế không có lộ

trình hợp lý nó sẽ loại bỏ hoàn toàn các sản phẩm trong nước( Lall, 1999). Sự mất mát trong sản xuất sản phẩm ở trong nước sẽ làm tăng tỷ lệ thất nghiệp và giảm đi những nổ lực khuyến khich đầu tư trước đó vào phát triển nguồn nhân lực. Do đó cần có chính sách thương mại trong cắt giảm thuế hợp lý , bao gồm cả nổ lực từng bước để đào tạo nguồn nhân lực trong nước trở nên cạnh tranh hơn.

Thứ hai, Sự xúc tiến xuất khẩu dựa cần dựa trên phát triển nguồn vốn con người. Vào những năm 1960, chính sách công nghiệp ở Hàn Quốc tập trung vào hàng hóa cung cấp cho xuất khẩu. Và hệ thống giáo dục đã làm tốt việc cung cấp đội ngũ lao động có kĩ năng cần thiết để đáp ứng chính sách xuất khẩu của họ.

Thứ ba, Coi giáo dục là một dich vụ thương mại quốc tế. Có rất nhiều quốc gia đã cho phép các nhà cung cấp dịch vụ từ bên ngoài vào giáo dục đào tạo đại học. Như đã phân tích ở phần trên.

 Tóm lại, Việt Nam nên hướng chính sách thương mai:

• Việt Nam cần giữ các biên pháp bảo hộ thương mại an toàn, tránh tình trạng thất nghiệp có thể do sự phá sản của các doanh nghiệp trong nước. Việc mở cửa thương mại cần có lộ trình cụ thể và hợp lý.

• Hoạt động sản xuất hàng xuất khẩu cần phải bám sát vào việc phát triển nguồn nhân lực. Vai trò của hệ thống giáo dục đào tạo là thúc đẩy sự thay thế cơ cấu hàng xuất khẩu theo hướng tăng tỷ trọng hàm lượng chất xám trong xuất khẩu.

• Ban hành khung pháp luật hoàn thiện điều chỉnh dịch vụ giáo dục và các doanh nghiệp tham gia vào kinh doanh loại hình dịch vụ này, đặc biệt là cần hoàn thiện cả đối với doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp tư nhân.

Một phần của tài liệu Tác động tới quan hệ quốc tế và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế trên thế giới.DOC (Trang 61 - 65)