Sự tham gia của các công ty đa quốc gia vào đào tạo nghề là cách các công ty này tác động đến lương cung cấp lao đông có trình độ chuyên môn. Điều này rõ ràng là có tầm ảnh hưởng quan trọng hơn đối với các những đóng góp tự nguyện của họ. Nghiên cứu một lọat các công ty từ 500 lên đến 56000 ở Comlombia, Mexico, Indonesia, Malaysia và Đài Loan, Tan và Batra( 1995) đã chỉ ra rằng các công ty càng lớn thì càng cung cấp nhiều chương trình đào tạo cho lao động, càng tuyển nhiều lao động có trình độ chuyên môn( ngoại trừ Indonesia), đầu tư nhiều hơn vào khâu nghiên cứu và phát triển( ngoại trừ Indonesia), hoạt động hướng xuất khẩu (trừ Malaysia) dùng sự kiểm soát chất lượng. Tất cả những họat động này đều liên quan đến các công ty đa quốc
gia( Dunning, 1993). Thêm vào đó, các công ty này có liên hệ chặt chẽ với các chương trình đào tạo lao động ở Malaysia hay Đài Loan.
Trong khi các công ty nước ngoài có xu hướng đào tạo lao đông nhiều hơn các công ty địa phương đó, thì giữa các công ty đa quốc gia này cũng có sự khác biệt do sự không giông nhau về lĩnh vực đầu tư. Đầu tư vào nguồn lực tự nhiên thường yêu câu một số lao động trình độ cao( có thể là các chuyên gia) để sự dụng những phương pháp kĩ thuật phức tạp. Do đó nó có thể cung cấp chương trình đào tạo đặc biệt cho một số lao
động( chủ yếu là đào tạo ở nước ngoài). Xu hướng luôn muốn đặt tính hiệu quả của quá trình sản xuất lên hàng đầu khiến các công ty đa quốc gia cung cấp các chương trình đào tạo rất giới hạn bởi vì họ tìm thấy ở các quốc gia đang phát triển phần đông là lực lượng lao động trình độ thấp đi đôi với lương thấp. Cuối cùng, việc cung cấp các chương trình đào tạo giúp cho các công ty này dễ dàng đáp ứng được “sở thích” của họ trong việc đổi mới công nghệ và bổ sung những công nghệ mới nhất. Cả hai hoạt động này đều phải yêu câu đội ngũ lao động trình độ cao, kĩ năng của họ hầu như phải qua các chương trình đào tạo đặc biệt.