Chương II: Thực trạng dịch vụ giáo dục ở Việt Nam dưới tác động của toàn cầu hóa
3.1.2 Giáo dục đào tạo ngành nghề hướng đến những chuỗi giá trị toàn câu mớ
Như đã phân tích, các chuỗi giá trị toàn câu liên quan đến Việt Nam thường dựa trên lý do là Việt Nam có nguồn nhân lực đông giá rẻ và nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú. Tham gia vào các chuỗi này Việt Nam chỉ thường thu được khoản giá trị rất nhỏ so vợi lượng giá trị khổng lồ mà cả chuỗi tạo ra. Bởi sản phẩm của chúng ta có hàm lượng chất xám ít, thậm chí là không có.
Do đó, Giáo dục đào tạo cần tạo ra được nguồn đội ngũ nhân lực thực sự có chất lượng cao và khác biệt với đội ngũ ta đã có trước đây. Ví dụ như khâu nghiên cứu và phát triển trong một chuỗi giá trị toàn câu có thể được làm tại Việt Nam. Điều này đang là “ không thể” ở thời điểm hiện tại do lao động trí tuệ trình độ cao ở nước ta còn thiếu và yếu.
Chúng ta nên học tập cách làm của các nước Đông Á như Đài Loan hay Hàn Quốc, họ đã thanh công trong việc chuyển lên một giai đoạn cao hơn trong chuỗi giá trị toàn câu. Nói chung chúng ta nên nhìn nhận một chuỗi giá trị toàn câu sinh ra thì phải có giai đoạn lao động “trí tuệ” , giai đoạn lao động “chân tay”. Hiện nay chúng ta đang bị “chìm” vào hoạt động sản xuất giản đơn quá nhiều và nhường “nhiều đất” cho các quốc gia khác cho giai đoạn của họ, ví dụ như khâu thiết kế sản phẩm được làm ở Đài Loan hay Hàn Quốc và dồn toàn bộ hoạt động sản xuất cho chúng ta hay Indonesia. Cốt yếu cơ bản không phải là phá vỡ những chuỗi đang có mà chúng ta nên hướng tới chuỗi mới, ví dụ chúng ta có thể làm nhà thiết kế và chuyển khâu sản xuất lại cho Indonesia hay Trung Quốc. Chẳng nhẽ không có một doanh nghiệp thiết kế nào ở Việt Nam làm được khâu thiết kế mẫu mã quần áo hay bất kì sản phẩm tương tự? Nếu các doanh nghiệp này “thẩm thấu” nhu câu của thị trường quần áo từ Trung Quốc hay ngay tại Việt Nam thôi thì đó là một đối trọng lợi thế lớn trong quá trình đàm phán với các nhãn hiệu thời trang lớn để đồng ý cho các doanh nghiệp này thiết kế quần áo thời trang cho
cả khu vực Việt Nam và Trung Quốc!!! Khi đó Việt Nam giống như là Đài Loan hay Hàn Quốc bây giờ. Xu hướng này sẽ đến, nhưng trong thời gian dài hay ngắn tùy thuộc hoàn toàn vào khả năng bứt phá của nguồn nhân lực. Hay nói cách khác tùy thuộc vào sự phát triển đột phá của khu vực giáo dục đào tạo.