Một số hạn chế của công tác lập dự án tại Công ty

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư phát triển tại công ty cổ phần tin học và tư vấn xây dựng (Trang 92 - 93)

4 Tổ chức đấu thầu và lựa chọn nhà thầu, phê duyệt kết quả đấu thầu các

2.3.2. Một số hạn chế của công tác lập dự án tại Công ty

Bên cạnh những kết quả đạt được ở trên, công tác lập dự án đầu tư tại Công ty CP Tin học và tư vấn xây dựng còn một số hạn chế cần phải khắc phục như:

- Về kế hoạch thực hiện dự án: Hiện nay, trước khi tiến hành lập dự án đầu tư, chủ nhiệm dự án đều phải lập kế hoạch thực hiện và thời gian các bộ môn cần phải hoàn thành. Tuy nhiên phần lớn các dự án do Công ty lập đều bị kéo dài thời gian so với dự kiến ban đầu, điều này dẫn đến chi phí lập dự án tăng lên, ngoài ra việc kéo dài thời gian thực hiện cũng ảnh hưởng đến việc thực hiện các dự án khác của Công ty.

- Quy trình lập dự án: Thông qua các dự án được lập tại Công ty, cho thấy rằng có một số dự án vẫn chưa được thực hiện theo đúng quy trình được sử dụng tại Công ty. Một số dự án chưa được nghiên cứu, khảo sát đầy đủ dẫn đến phải điều chỉnh lại nhiều lần để phù hợp với yêu cầu của chủ đầu tư, chính vì vậy làm ảnh hưởng đến tiến độ chung của toàn dự án, mất thời gian và chi phí không cần thiết.

- Về phương pháp lập dự án: Hiện tại Công ty đã sử dụng rất nhiều phương pháp khác nhau để lập dự án, tùy từng trường hợp cụ thể mà áp dụng cho phù hợp. Tuy nhiên, không phải bất cứ dự án nào cũng áp dụng đúng phương pháp, và sử dụng phương pháp phù hợp với đặc điểm của từng dự án. Việc sử dụng phương pháp nào vẫn dựa vào ý kiến chủ quan của cán bộ lập dự án, chưa dựa trên cơ sở chính xác nhất.

- Về nội dung lập dự án: Các dự án hầu hết chỉ chú trọng vào phân tích kỹ thuật và tài chính, khi phân tích tài chính chỉ chú trọng vào phân tích các

chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính cơ bản mà bất kể dự án nào cũng đề cập tới: IRR, NPV, T. Đây chính là một thiếu sót vì khi xác định hiệu quả tài chính thì những đánh giá về độ an toàn về mặt tài chính như: khả năng thanh toán ngắn hạn, an toàn về vốn, độ nhạy của dự án,…là những cơ sở quan trọng đánh giá tính khả thi của dự án trong tình hình nền kinh tế ngày một biến động. Bên cạnh đó, các phân tích hiệu quả kinh tế xã hội chỉ mang tính chất định tính, không hề tính toán các chỉ tiêu phản ánh tác động của dự án đối với kinh tế xã hội như: NAV ( giá trị tăng thêm ), số việc làm tăng thêm, giá trị hiện tại ròng kinh tế NPV(E), tỷ số lợi ích B/C,…khi dự án đi vào hoạt động.

Ngoài ra, công ty chưa đủ năng lực để thực hiện các dự án có sử dụng ngoại ngữ.

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư phát triển tại công ty cổ phần tin học và tư vấn xây dựng (Trang 92 - 93)