12. Kết cấu đề tà
1.2.2.3. Xây dựng quy trình dự án
Quy trình lập dự án xác định các bước, các công việc cần thiết để tiến hành lập một dự án đầu tư. Quy trình lập dự án được xây dựng trên cơ sở các hoạt động cơ bản cần thiết cho quá trình lập dự án và các bước chuẩn bị cho công tác lập dự án.
Mỗi dự án đầu tư khi được lập sẽ phải tuân thủ một quy trình nhất định để đảm bảo chất lượng (tính chính xác, độ tin cậy, yêu cầu tối ưu…) cũng như hiệu quả lập dự án. Xây dựng quy trình lập dự án sẽ góp phần chuyên môn hóa, hiệp tác hóa trong quá trình lập dự án, từ đó nâng cao chất lượng lập dự án cũng như giảm chi phí lập dự án. Các doanh nghiệp tư vấn lập dự án căn cứ vào năng lực sẵn có, đặc thù và yêu cầu của các dự án sẽ phải xây dựng cho mình quy trình lập dự án cụ thể để điều phối các hoạt động của quá trình lập dự án.
Chủ nhiệm dự án sẽ trực tiếp lập quy trình soạn thảo dự án. Thông thường, quy trình soạn thảo dự án đầu tư bao gồm các công việc chủ yếu sau:
- Nhận dạng dự án thông qua việc xác định:
+ Loại dự án, mục đích cụ thể của dự án, chủ đầu tư dự án, sự cần thiết phải có dự án.
+ Thứ tự ưu tiên của các dự án trong chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, của ngành và trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của vùng, đất nước.
- Lập đề cương sơ bộ và dự trù kinh phí soạn thảo:
+ Đề cương sơ bộ của dự án bao gồm: giới thiệu sơ lược về dự án và những nội dung cơ bản của dự án. Nghiên cứu các căn cứ để xác định đầu tư, nghiên cứu giải pháp kỹ thuật, tổ chức quản lý thực hiện dự án, tài chính, kinh tế xã hội của dự án.
+ Dự trù kinh phí cho công tác soạn thảo dự án. Kinh phí soạn thảo gồm các khoản chi phí chủ yếu sau: chi phí cho việc sưu tầm hay mua các thông tin, tư liệu phục vụ cho công tác phân tích, soạn thảo dự án; chi phí cho khảo sát điều tra thực địa; chi phí hành chính, văn phòng; chi phí bồi dưỡng hoặc thù lao cho những người tham gia công tác soạn thảo.
Lập dự toán kinh phí lập dự án: căn cứ vào văn bản hướng dẫn của Bộ Xây dựng để tính toán kinh phí lập dự án cho phù hợp.
- Lập đề cương chi tiết cho dự án: Việc lập đề cương chi tiết được tiến hành sau khi đề cương sơ bộ được thông qua. Cần tổ chức thảo luận xây dựng đề cương chi tiết để các thành viên tham gia đóng góp ý kiến xây dựng đề cương chi tiết.
- Phân công công việc cho các thành viên soạn thảo: Trên cơ sở đề cương chi tiết, chủ nhiệm dự án phân công công việc cho các thành viên của nhóm soạn thảo theo chuyên môn của họ.
- Tiến hành soạn thảo dự án, bao gồm các bước công việc sau: + Thu thập thông tin, tư liệu cần thiết cho việc soạn thảo dự án.
+ Xử lí, phân tích thông tin, dữ liệu đã thu thập được theo các phần việc đã phân công trong nhóm soạn thảo tương ứng với các nội dung của dự án.
+ Tổng hợp các kết quả nghiên cứu: kết quả này sẽ được trình bày và phản biện trong nội bộ nhóm soạn thảo dưới sự chủ trì của chủ nhiệm dự án trước khi mô tả bằng văn bản và trình bày với chủ đầu tư hoặc cơ quan có thẩm quyền xem xét.
- Mô tả dự án và trình bày với chủ đầu tư hoặc cơ quan thẩm quyền quyết định đầu tư của nhà nước xem xét: Nội dung hoàn chỉnh của dự án sẽ được mô tả ở dạng văn bản và được trình bày với chủ đầu tư hoặc cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư cho ý kiến bổ sung và hoàn chỉnh nội dung của dự án.
- Hoàn tất văn bản dự án: Sau khi có ý kiến của chủ đầu tư hoặc cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư xem xét, nhóm soạn thảo tiếp tục bổ sung và hoàn chỉnh nội dung, hình thức trình bày của dự án. Sau đó toàn bộ hồ sơ dự án sẽ được in ấn và xuất bản.