1 Các yếu tố chi phí trong sản xuấ t chế biến

Một phần của tài liệu Chiến lược xuất khẩu sản phẩm gạo nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu của việt nam (Trang 44 - 46)

2. 1 6 Bao bì, bao gói, bảo quản, vận chuyển

2.2. 1 Các yếu tố chi phí trong sản xuấ t chế biến

Yếu tố chi phí sản xuất có ảnh hởng lớn đến sức cạnh về giá cả hàng hoá. Do vậy, tính toán chi phí này so với các đối thủ khác là rất quan trọng. Ước tính chi phí sản xuất 1kg lúa của Việt Nam cao nhất chỉ khoảng 1.146 VNĐ, tơng đơng là 215 USD/tấn năm 1996, so với Thái Lan là 250 USD/tấn, Nhật Bản là 1.910 USD/tấn, Mỹ là 314 USD/tấn. Rõ ràng chi phí sản xuất của Việt Nam cho cùng một đơn vị tính là thấp hơn nhiều so với 3 nớc còn lại (Nguồn : TS. Nguyễn Trung Vãn: Lúa gạo Việt Nam trớc thiên niên kỷ mới - Hớng xuất khẩu, NXB Chính Trị Quốc Gia Hà Nội 2001).

Năm 2002 giá lúa ĐBSCL thời điểm thấp nhất cũng đạt 1500 đ/kg, cả vụ đông xuân mức giá khoảng 1500 – 1600 đ/kg, so với mức giá thành 900 – 1000 đ/kg thì nông dân có lãi khoảng 50 – 60% (500 – 700 đ/kg). Vụ hè thu giá lúa khoảng 1.600-1.700 đ/kg, so với giá thành 1.100-1.200 đ/kg, nông dân có lãi khoảng 40-45% (400-500 đ/kg). Tính cả 2 vụ, sau khi nộp thuế sử dụng đất, nông dân có lãi khoảng 400-500 đ/kg. Tính trên toàn vùng ĐBSCL, sản lợng lúa hàng hoá khoảng 11 triệu tấn, nông dân có lãi khoảng 4.500 - 5.550 tỷ đồng (Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn). Đây là một lợi thế rất có ý nghĩa cho mặt hàng gạo xuất khẩu của Việt Nam. Nếu biết tận dụng và phát huy lợi thế này, chắc chắn xuất khẩu của Việt Nam sẽ cạnh tranh đợc trên các thị trờng và tìm đợc chỗ đứng riêng cho mình ở các thị trờng đó.

Tuy các yếu tố chi phí canh tác lúa của Việt Nam thấp hơn các nớc khác, nhng các yếu tố về chi phí chế biến gạo xuất khẩu lại cao hơn họ do công nghệ lạc hậu, thiếu đồng bộ và hiệu suất sử dụng không cao. Khâu xay xát chế biến thờng hao hụt 4,1 – 5,0%, mức tổn thất cao nhất so với các khâu khác nh khâu bảo quản là 3,2 – 3,9%, khâu phơi (sấy) là 1,9 – 2,1%. Hơn nữa, so sánh giữa năng lực xay xát với số lúa qua xay xát cũng chỉ mới khai thác xấp xỉ 50%. Trong đó, ĐBSCL đạt cao nhất (85%) do vùng này có quy mô sản xuất lớn, các vùng khác chỉ đạt 30%, riêng Tây Nguyên chỉ có 15%.

Từ phân tích trên, ta nhận thấy, tuy chí phí sản xuất có thấp hơn chút, nhng sự hao hụt và lãng phí trong việc sử dụng các cơ sở chế biến phục vụ gạo xuất khẩu là khá lớn, đẩy giá thành lên cao. Đây là vấn đề bức xúc cần sớm đợc khắc phục nhằm giảm thiểu mọi lãng phí, trong khi chất lợng gạo lại cha tăng lên đáng kể.

Một phần của tài liệu Chiến lược xuất khẩu sản phẩm gạo nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu của việt nam (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w