2 Sản lợng lúa gạo qua các năm

Một phần của tài liệu Chiến lược xuất khẩu sản phẩm gạo nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu của việt nam (Trang 25 - 27)

* Về diện tích, hiện nay diện tích canh tác lúa ở Việt Nam trên 7,02 triệu ha, chiếm trên 60% tổng diện tích trồng trọt (so với năm 1989, tăng 20%, từ 5,9 lên 7,02 triệu ha). Tuy nhiên, do quỹ đất canh tác có hạn, lại bị thu hẹp dần do quá trình đô thị hoá và công nghiệp hoá, nên để tăng diện tích lúa, Việt Nam cần phải tập trung vào hớng thâm canh tăng vụ, đặc biệt vụ hè thu và đông xuân - Đây là điểm nổi bật trong sản xuất lúa của Việt Nam.

Nhìn tổng thể trên phạm vi cả nớc, diện tích lúa trong thời kỳ 1989 - 2000 đã từ mức 5,8 triệu ha lên gần 7,7 triệu ha, tằn gần 30%. Trung bình hàng năm diện tích

lúa tăng 2,6%, chủ yếu bằng hớng thâm canh tăng vụ và chuyển dịch cơ cấu mùa vụ ở Đồng bằng sông Cửu Long.

* Về sản lợng, suốt 12 năm qua (1989 - 2000) sản lợng có xu hớng tăng

nhanh và ổn định. Đặc biệt năm 1989, năm mở đầu của giai đoạn này, đồng thời mở đầu cho cục diện xuất khẩu lớn, sản lợng đã tăng 11,7% so với năm 1988. Năm 1992, lại đạt tăng trởng cao với mức 10% (xấp xỉ 2 triệu tấn) so với năm trớc. Nên năm 1980, 1985, cả nớc chỉ sản xuất đợc 11,2 và 15,5 triệu tấn thóc thì năm 1990 và 1995 đã tăng lên 19,2 và 25 triệu tấn. Năm 1999, mặc dù chịu thiệt hại nặng nề của của các đợt lũ lớn ở miền Trung, sản xuất vẫn đạt 31,4 triệu tấn; năm 2000 đạt 32,7 triệu tấn, bình quân đầu ngời 420 kg. Theo đánh giá chung của ngành Nông nghiệp, năm 2002 là năm sản xuất lơng thực đợc mùa, sản lợng lúa cả năm tăng 1,6 triệu tấn so với 2001, tơng đơng 34 triệu tấn. Riêng ở các tỉnh phía Nam Vụ lúa đông xuân sẽ bớc vào thu hoạch rộ trong tháng 4, 5/2003, với sản lợng thóc dự đoán sẽ đạt 10,5 triệu tấn, tăng 3% so với mức cao vụ trớc. Nh vậy, trong suốt thời kỳ 1989 - 2000, tốc độ tăng bình quân hàng năm về sản lợng lúa đạt 5,5%. Mức tăng trởng này vợt xa các thời kỳ trớc trong lịch sử trồng lúa của Việt Nam - lần đầu tiên đạt mức kỷ lục thế giới (thế giới đạt 1,7%, riêng châu á đạt 1,8%)

* Về năng suất, trong thời kỳ này nếu nh sản lợng và diện tích tăng liên tục

thì năng suất lại tăng thấp hơn một chút. Tuy nhiên, mức tăng năng suất chung của cả thời kỳ này vẫn đạt 3,7%. Năng suất đạt cao nhất vào năm 1988 là 8,8%, năm 1992 là 7,1%. Năm 1999 và 2000, năng suất lúa hàng năm vẫn đạt mức khả quan là 3,5 và 3,7%. So với thành quả lớn đã đạt đợc về sự gia tăng sản lợng, năng suất lúa nhìn chung còn hạn chế. Việt Nam hiện vẫn đang thuộc loại nớc có mức năng suất lúa trung bình thấp và thấp hơn nhiều so với Hàn Quốc, Trung Quốc, thậm chí Indonesia.

Đạt đợc những thành tựu to lớn trên về tốc độ tăng trởng trong sản xuất lúa gạo, trớc hết nhờ vào Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị (năm 1988) khẳng định hộ nông dân là một đơn vị kinh tế tự chủ bên cạnh HTX, Nghị Quyết 5 (năm 1993) trao quyền cho nông dân đợc sử dụng ruộng đất lâu dài, đợc trao đổi, chuyển nhợng, cho

thuê, thế chấp và thừa kế ruộng đất...đã tạo bớc ngoặt cho phát triển nông nghiệp trồng lúa. Thứ hai, theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, kết quả này là do việc áp dụng kịp thời tiến bộ khoa học-kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp, đặc biệt khâu lai tạo giống, thuỷ lợi, phân bón, thuốc trừ sâu, thâm canh tăng vụ...

Một phần của tài liệu Chiến lược xuất khẩu sản phẩm gạo nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu của việt nam (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w