Phân loại hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu

Một phần của tài liệu Hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu theo pháp luật dân sự việt nam (Trang 37 - 41)

(dấu hiệu xâm phạm và hàng hóa, dịch vụ xâm phạm trong tương quan so sánh với nhãn hiệu và hàng hóa, dịch vụ đăng ký kèm theo nhãn hiệu) là hai nội dung cơ bản thể hiện bản chất của hành vi xâm phạm và giúp phân biệt hành vi này với các hành vi vi phạm pháp luật khác.

1.1.4. Phân loại hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu với nhãn hiệu

Với mục đích đi sâu làm rõ các nội dung cơ bản trong bản chất của hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu, dưới đây tác giả sẽ phân loại hành vi xâm phạm quyền SHCN theo hai tiêu chí.

1.1.4.1. Phân loại dựa vào dạng hành vi xâm phạm

Theo tiêu chí này, hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu được phân chia thành sáu nhóm sau (Điều 129, Luật SHTT 2005):

1. Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng với hàng hoá, dịch vụ đăng ký kèm theo nhãn hiệu;

2. Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ đăng ký kèm theo nhãn hiệu có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ;

3. Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng với hàng hoá, dịch vụ đăng ký kèm theo nhãn hiệu có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ;

4. Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ đăng ký kèm theo nhãn hiệu có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ;

5. Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hoá, dịch vụ bất kỳ có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá hoặc gây ấn

tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu với chủ sở hữu nhãn hiệu;

6. Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hoá, dịch vụ bất kỳ có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu với chủ sở hữu nhãn hiệu.

Đây là cách phân loại phổ biến trong lịch sử pháp luật thế giới và pháp luật Việt Nam về hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu. Điều này xuất phát từ tính chất rất phức tạp của quan hệ pháp luật và mục đích cân bằng lợi ích giữa các chủ thể của hệ thống pháp luật về hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu. Cách phân loại trên là cở sở hợp lý cho việc phân hóa các dạng hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu cũng như các biện pháp và hình thức xử lý chúng.

1.1.4.2.Phân loại dựa vào luật điều chỉnh hành vi xâm phạm

Theo tiêu chí này, hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu được phân chia thành ba nhóm sau:

- Hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu theo luật dân sự

Đây là hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu của chủ sở hữu theo các quy định của Bộ luật dân sự 2005, Luật SHTT 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Đối với hành vi này, chủ thể quyền SHCN đối với nhãn hiệu có thể tự mình hoặc yêu cầu toà án áp dụng các biện pháp dân sự để xử lý hành vi xâm phạm. Yêu cầu trên có thể tiến hành độc lập hoặc cùng với yêu cầu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm theo luật hành chính hoặc hình sự. Tòa án sẽ xử lý nhóm hành vi này dựa trên cơ sở nội dung, phạm vi yêu cầu xử lý của chủ thể quyền SHCN đối với nhãn hiệu (Điều 198 và Điều 202, Luật SHTT 2005). Bản án hoặc quyết định của toà án là văn bản có tính chất giải quyết cuối cùng đối với vụ việc xâm phạm nhãn hiệu.

- Hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu theo luật hành chính

Đây là một dạng của hành vi vi phạm hành chính với tính chất, mức độ xâm phạm chưa nguy hiểm hoặc nghiêm trọng đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự. Điều 221, Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật SHTT năm 2009 xác định đó là hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu bị xử phạt hành chính. Hành vi này gồm ba nhóm sau:

- Xâm phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu gây thiệt hại cho chủ sở hữu, người tiêu dùng hoặc cho xã hội;

- Thực hiện hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu;

- Thực hiện hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi sản xuất,

nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán, tàng trữ vật phẩm mang nhãn hiệu giả mạo.

Quy định trên đã loại bỏ hành vi không chấm dứt hành vi xâm phạm dù đã được chủ thể quyền thông báo bằng văn bản yêu cầu chấm dứt hành vi trên trong Luật SHTT năm 2005 ra khỏi nhóm hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu bị xử phạt hành chính. Đây là sửa đổi hợp lý vì việc thông báo trên là một thủ tục bất hợp lý, gây cản trở cho quá trình thực thi quyền SHCN đối với nhãn hiệu. Đồng thời, so với các văn bản trướ c đó, quy định trên cũng chứng tỏ Luật SHTT 2005 đã có sự phân hóa rõ ràng giữa những hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu bị xử phạt vi phạm hành chính với các hành vi xâm phạm nhãn hiệu còn lại, tránh việc quy định chung chung dẫn đến việc hành chính hóa các hành vi xâm phạm nhãn hiệu.

Việc xử lý hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu theo Luật SHTT 2005, Nghị định 106/2006/NĐ-CP và Nghị định 97/2010/NĐ-CP thay thế Nghị định trên sau này có nét đặc thù riêng so với việc xử lý các hành vi vi phạm hành chính khác. Để tiến hành xử lý, các cơ quan chức năng không chỉ dựa vào phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình trong quản lý hành chính mà còn dựa trên yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với

nhãn hiệu của chủ thể quyền. Thực tế, trong nhiều trường hợp, yêu cầu trên còn quyết định cả việc cơ quan chức năng có tiến hành xử phạt hay không và/hoặc mức độ xử phạt như thế nào đối với hành vi xâm phạm. Các quy định trên chứng tỏ xu thế dân sự hóa trong việc xử lý các hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu phù hợp với bản chất của hành vi này. Và kết quả của việc xử lý hành vi xâm phạm chính là quyết định xử phạt vi phạm hành có giá trị bắt buộc thi hành đối với người xâm phạm.

- Hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu theo luật hình sự

Đây là hành vi xâm phạm SHCN đối với nhãn hiệu có tính chất, mức độ hành vi nghiêm trọng, gây nguy hiểm cho xã hội cần phải xử lý bằng biện pháp nghiêm khắc nhất là truy cứu trách nhiệm hình sự. Do đặc thù của hành vi, việc xử lý hành vi này chỉ được được các cơ quan chức năng tiến hành khi có ý kiến của chủ thể quyền SHCN đối với nhãn hiệu. Kết quả của việc xử lý hành vi xâm phạm theo hình thức này là bản án hình sự có tính chất xử lý nghiêm khắc nhất đối với hành vi xâm phạm.Điều 171, Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự năm 2009 quy định:

Người nào cố ý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu với quy mô thương mại có thể bị phạt tiền từ 50-500 triệu đồng hoặc cải tạo không giam giữ đến 02 năm. Trường hợp phạm tội có tổ chức hoặc nhiều lần, có thể bị phạt tiền từ 400 triệu đến 01 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 03 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 20-200 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01-05 năm [56] .

So với quy định tại Điều 171, Bộ luật Hình sự năm 1999, quy định trên thể hiện sự rõ ràng và nghiêm khắc hơn của pháp luật trong việc xử lý các hành vi phạm tội xâm phạm nhãn hiệu. Quy định trên đã quy định dấu hiệu cấu thành tội phạm theo hướng rõ ràng, dễ xác định, tăng mức mức phạt

tiền trong trường hợp phạm tội thông thường, bổ sung mức phạt tiền trong trường hợp tăng nặng bên cạnh hình phạt tù, tăng mức mức phạt tiền trong hình phạt bổ sung.

Một phần của tài liệu Hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu theo pháp luật dân sự việt nam (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)