Tính chất, mức độ thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu gây ra

Một phần của tài liệu Hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu theo pháp luật dân sự việt nam (Trang 76 - 77)

hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu gây ra

Mặc dù tính chất và mức độ thiệt hại không được coi là một trong các căn cứ xác định hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu theo Điều 5, Nghị định 105/2006/NĐ-CP, nhưng về mặt lý luận, các nội dung trên vẫn thuộc mặt khách quan cấu thành nên hành vi xâm phạm nên có vẫn có ý nghĩa nhất định trong việc đánh giá bản chất hành vi xâm phạm. Các nội dung trên cũng đóng vai trò quan trọng trong việc xác định các biện pháp, hình thức xử lý hành vi xâm phạm. Nhìn chung, việc xác định các thiệt hại, tính chất và mức độ thiệt hại là rất phức tạp, khó khăn, đòi hỏi nhiều bằng chứng chứng minh tốn kém, kiến thức và trình độ cao của người đánh giá. Có thể thấy điều này qua các quy định cụ thể của pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia.

Điều 45, TRIPS quy định:

Các cơ quan xét xử có quyền buộc người xâm phạm phải trả cho chủ thể quyền khoản bồi thường thỏa đáng đối với những thiệt hại do hành vi xâm phạm gây ra khi người xâm phạm đã biết hoặc có cơ sở để biết về những thiệt hại đó và các phí tổn (bao gồm cả phí đại diện thích hợp). Trong những trường hợp thích hợp, các cơ quan xét xử có thể có quyền thu hồi các khoản lợi nhuận và/hoặc trả các khoản đền bù thiệt hại đã ấn định trước [79].

Người có quyền có thể yêu cầu người thực hiện hành vi xâm phạm bồi thường khoản bồi thường thiệt hại thỏa đáng do hành vi xâm phạm gây ra, những lợi nhuận mà người xâm phạm thu được từ hành vi xâm phạm nhưng không được tính trong thiệt hại thực tế và các chi phí của người có quyền (bao gồm cả chi phí hợp lý thuê luật sư) [79].

Theo Chương V, Bộ luật Dân sự 1995, bồi thường thiệt hại do hành vi xâm phạm nhãn hiệu gây ra là một loại bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Trong đó thiệt hại do hành vi xâm phạm nhãn hiệu gây ra là thiệt hại vật chất bao gồm tài sản bị mất, bị huỷ hoại hoặc bị hư hỏng; lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản; chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại (Điều 612). Tiếp đó, Điều 204 và 205, Luật SHTT 2005 đã quy định về nguyên tắc xác định thiệt hại và căn cứ xác định mức bồi thường thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền SHTT nói chung và nhãn hiệu nói riêng. Nhìn chung các quy định này phù hợp với các quy định của TRIPS, BTA, chi tiết và rõ ràng hơn so với quy định tại Bộ luật Dân sự 1995. Các quy định trên đã quy định cụ thể về: khái niệm thiệt hại, phân loại thiệt hại, mức độ thiệt hại và phương thức xác định mức bồi thường thiệt hại.

Một phần của tài liệu Hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu theo pháp luật dân sự việt nam (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)