4 Các sản phẩm của Công ty SONY SONY CORPORATION (Nhật Bản)
3.2.2. Phương hướng hoàn thiện các quy định về bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu
hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu
Việc hoàn thiện cần được tiến hành đồng bộ bao gồm cả các quy định về thực thi quyền và phối hợp thực thi quyền SHCN đối với nhãn hiệu.
Việc thay đổi tổng thể toàn bộ hệ thống quy định về thực thi quyền SHCN đối với nhãn hiệu là rất khó thực hiện ngay trong giai đoạn hiện nay nhưng việc từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật vẫn cần đặt ra. Trước mắt, các cơ quan thực thi cần cùng nhau rà soát các quy định pháp luật, phát hiện và phân hoá các hạn chế của pháp luật để giải quyết theo lộ trình các nội dung đó, các vướng mắc có tính chất cấp thiết cần được tháo gỡ trước. Ví dụ 1, quy định về việc áp dụng các biện pháp tạm dừng làm thủ tục hải quan tại Điều 216-219,
Luật SHTT 2005 và Luật Hải quan, cần quy định rõ trách nhiệm của cơ quan hải quan trong việc hợp tác với chủ thể quyền tiến hành trong việc tiến hành các biện pháp chống hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá xâm phạm nhãn hiệu. Đồng thời, cần áp dụng cơ chế linh hoạt cho phép các chủ thể quyền nộp sau các khoản tiền bảo đảm cho yêu cầu áp dụng biện pháp tạm dừng hay kiểm tra, giám sát trong các trường hợp yêu cầu có cơ sở rõ ràng và có quy định rõ ràng về việc cơ quan thực thi sẽ tiếp nhận khoản tiền đó như thế nào và xử lý nó như thế nào để tránh sự lạm dụng của cơ quan thực thi cũng như tạo sự yên tâm cho các chủ thể nhãn hiệu. Ví dụ 2, mức phạt đối với hành vi xâm phạm nhãn hiệu theo Nghị định 97/2010/NĐ-CP cần được nghiên cứu điều chỉnh theo mức tăng cao hơn để bảo đảm việc ngăn chặn các hành vi xâm phạm; các quy định về xử lý xâm phạm hành chính đối với nhãn hiệu cần được làm rõ, đặc biệt quy định về đơn yêu cầu, trình tự yêu cầu để tránh việc tuỳ tiện trong áp dụng pháp luật.
Ví dụ 3, cần quy định cụ thể, rõ ràng các nội dung về việc buộc bị đơn cung cấp số liệu về lợi nhuận thu được từ hành vi xâm phạm quyền, căn cứ xác định mức bồi thường thiệt hại theo luật, yêu cầu giám định xâm phạm… hiện tại theo Luật Tố tụng dân sự 2004 và Luật SHTT 2005 để nâng cao hiệu quả công tác xét xử về xâm phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu.
Cần hoàn thiện các quy định về phối hợp thực thi quyền SHCN đối với nhãn hiệu theo Quyết định 127/2001/QĐ-Ttg, được sửa đổi, bổ sung theo Quyết định số 28/2008/QĐ-TTg: làm rõ trách nhiệm của các cơ quan trong các hệ thống; trách nhiệm của cơ quan "đầu mối" hay cơ quan chịu trách nhiệm chính trong các vụ việc liên quan đến nhiều cơ quan; các nguyên tắc, thủ tục trong trường hợp chuyển giao hồ sơ xử giữa các cấp và các cơ quan; trao đổi thông tin; thống kê số liệu và báo cáo giữa các cơ quan.... Ban hành văn bản mới tiếp tục mở rộng hoặc thay thế Chương trình hành động 168/CTHd nhằm phát triển Chương trình sang các giai đoạn mới, gắn Chương trình với hoạt động của hệ thống Ban chỉ đạo 127 nhằm nâng cao hiệu quả công tác thực thi quyền SHCN đối với nhãn hiệu.